Bơ Việt đổ đống trên vỉa hè, giá rẻ bèo

Tính đến thời điểm này, bơ ở một số tỉnh Tây Nguyên được mùa đã bán ra thị trường, giá ở Đắc Lắk bơ chỉ có giá 5.000 - 7.000 đồng/kg. Loại đẹp, ngon nhất cũng chỉ có giá tới khoảng 10.000 đồng/kg.
Bơ vào vụ chín nhiều, rụng thối, ăn không xuể, đổ đống phí phạm. Trái bơ để được lâu cũng khoảng 1 tuần vì bơ chín theo giờ. Tới miền Trung bơ lên giá khoảng 15.000 - 20.000 đồng/kg. Ra đến Hà Nội, bơ có giá thấp cũng 15.000 đồng, loại đã chín. Còn loại hơi mềm chút, sáng quả, giá từ 20.000 - 30 ngàn đồng/kg. Có loại còn rắn quả, đẹp mã, được quảng cáo là bơ sáp, giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg.
Tuy nhiên chắc chắc nhiều người sẽ có đôi lần ngạc nhiên với giá bơ trong siêu thị không biết có bị in nhầm dư một con số 0 hay không, loại bơ này được niêm yết giá tới 280.000 đồng/kg. Thực ra, loại bơ này là bơ Mỹ, vỏ xù xì và có màu đen thẫm, được bán chủ yếu ở các cửa hàng kinh doanh trái cây cao cấp và một số siêu thị. Giá bơ Mỹ thậm chí còn cao hơn, nhưng vẫn đắt khách như thường.
Theo khảo sát của phóng viên, giá bơ Mỹ bán ở siêu thị có giá từ 280.000 - 300.000 đồng/kg đắt gấp 10 lần so với bơ Việt được chuyển từ Tây Nguyên ra song người tiêu dùng vẫn chen nhau mua bơ Mỹ.
Tại Hà Nội, một số điểm ở phố Nam Trung Yên, đường Nguyễn Xiển, đường Phạm Hùng, bơ Việt đổ đống ở vỉa hè nhưng người tiêu dùng vẫn "không mấy ai thèm ngó". Người bán treo giá bơ sáp 15.000 đồng/kg nhưng thực chất đó là loại bơ thải, đã nhũn, còn loại ngon hơn, giá từ 20.000 - 30.000 đồng/kg.
Tại một cửa hàng trái cây quà tặng trên đường Cầu Giấy, bơ Mỹ được xếp vào nhóm hàng “đặc biệt”, giới thiệu là thơm, dẻo, béo và bán giá 358.000 đồng. Một khách hàng quen mua bơ Mỹ tại đây cho biết loại bơ này ăn ngon hơn bơ Việt. Về giá, nếu so với các loại trái cây nhập khẩu khác như cherry, nho thì cũng không quá đắt.
Chị Mai, chuyên kinh doanh trái cây sạch tại chợ Thành Công, cho biết sở dĩ bơ Mỹ được chuộng vì bơ Việt không được quan tâm về thương hiệu. “Hiện nay rất khó tìm mua được bơ ngon dù bơ Việt Nam trồng rất nhiều. Tại nhiều vườn bơ, thường xuyên tình trạng hái trái non, khi hái xuống bị “quăng quật” nên khi chín chất lượng kém, chảy nước, nhão nhẹt nên những khách hàng có điều kiện sẵn sàng mua bơ ngoại để thưởng thức bơ ngon”– chị Mai phân tích.
Song, theo nhiều người bán rong bơ Việt tại các tuyến phố ở Hà Nội, nếu không bị công an tuýt còi dọc đường đi, hoặc ngồi vỉa hè bán bơ ở Hà Nội, giá bơ có thể sẽ rẻ hơn nữa cho người tiêu dùng mua.
Theo anh Tuấn, đã nhiều năm buôn trái cây, trong đó có trái bơ, anh mới thấy, trái cây Việt Nam rất ngon, an toàn, không có thuốc, ít sâu bệnh. Số đẹp mã có thể mang xuất khẩu, còn số trái bình thường bán trong nước, ăn vừa sạch, vừa ngon. Không giống như một số loại trái cây nhập khác không bị dính thuốc bảo vệ thực vật thì người buôn cũng ngâm tẩm để bảo vệ cho tươi lâu.
Cũng theo anh Tuấn, vì sao phải ăn trái bơ Mỹ tới 300.000 - 400.000 đồng/kg? quả bơ Mỹ có chất gì cao hơn bơ Việt Nam sao? Nhiều người tiêu dùng đến "kỳ cục". Trái bơ dưỡng chất hoàn toàn giống nhau. Có điều trồng tự nhiên và trồng có quy hoạch, chăm bón, dinh dưỡng sẽ có chút khác nhau. Tuy nhiên dưỡng chất đều tương đồng cả, không khác nhau đáng kể.
Trong khi bơ Việt Nam chỉ có giá 15.000 - 20.000 đồng/kg, ngon, rẻ, sạch sẽ không mua, vào siêu thị mua tận vài trăm ngàn 1 kg bơ ngoại nhập, chẳng hiểu người tiêu dùng nghĩ gì. Hàng Việt thiếu gì loại lựa chọn mà phải chọn hàng ngoại giá đắt đỏ như vậy
Theo người bán bơ trên đường Nguyễn Xiển (Thanh Xuân, Hà Nội), bơ ngon là bơ sáp nhưng nên chọn quả bắt đầu mềm, da căng. Không nên chọn quả đã nhũn hẳn vì như vậy bơ sẽ chuyển vị ngái, ủng, khó ăn.
Khi chọn nên lấy những quả thon vì hạt nhỏ. Lẫy những quả tròn, căng to là hạt to. Bơ lắc thấy hạt lọc cọc tức là bơ đã bong hạt và chín. Loại đó cũng ngon nhưng những quả không long hạt không hẳn là không ngon. Chọn quả thân dài, đặc thịt, nhiều bột hơn.
Cũng theo người bán, bơ có thể dầm đường, dầm sữa ăn cùng vì bơ có vị nhạt. Nhưng những người sợ béo, sợ độ ngọt có thể ăn không cần đường và sữa. Bơ có nhiều dưỡng chất tốt cho trẻ nhỏ, bà bầu và có nhiều vitamin làm tăng cường sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn yêu cầu các ngành hữu quan tỉnh đẩy mạnh thực hiện các biện pháp cấp bách kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản theo tinh thần Chỉ thị số 10318 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

Ông Nguyễn Văn Tuấn, một người nuôi tôm hùm ở đảo Bình Ba, xã Cam Bình (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa), cho biết: Nếu như mọi năm càng gần tết, giá tôm hùm thương phẩm càng tăng mạnh, thì khoảng 2 tháng nay giá tôm hùm vẫn đứng ở mức trên, thấp hơn thời điểm này năm ngoái từ 200 - 300 ngàn đồng/kg. Nhiều người nuôi tôm hùm vẫn tiếp tục chăm sóc đợi giá nhích lên mới xuất bán.

Tỉnh Ninh Thuận có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi tôm nước lợ. Tổng diện tích thả nuôi hiện nay là 1.040 ha; trong đó, tôm sú 40 ha, tôm thẻ chân trắng 1.000 ha, tổng sản lượng đạt gần 9.000 tấn/năm. Nghề nuôi tôm nước lợ đang ngày càng phát triển, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động. Tuy nhiên, điểm hạn chế là vẫn còn nhiều hộ sản xuất mang tính tự phát, nhỏ lẻ nên khó kiểm soát dịch bệnh, chất lượng tôm thịt thấp.

Do ở vụ nuôi năm 2014, thời tiết diễn biến phức tạp, nên bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy trên tôm xảy ra khá nhiều, làm cả vụ nuôi có gần 50% diện tích bị thiệt hại. Cho nên vụ nuôi này bà con vẫn rất lo lắng về chất lượng con giống, môi trường ô nhiễm và dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.

Từ tháng 11.2014 đến nay, ngư dân xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đã đánh bắt được trên 45.000 con tôm hùm giống (THG) các loại, tăng gấp 3 lần so với cùng vụ năm trước, cao nhất từ trước tới nay ở địa phương. Trong đó, chủ yếu tôm sao, chiếm trên 90%.