Bơ vào mùa

Bơ trở thành loại trái cây mang “thương hiệu” của vùng Tây Nguyên.
Dọc các tuyến QL 14, 26, 27…, bơ được bày bán với số lượng lớn, thu hút đông đảo du khách ghé mua. Theo khảo sát của chúng tôi tại Đăk Lăk, bơ sáp loại 1 có giá từ 45-50 ngàn đồng/kg, bơ sáp loại 2 có giá từ 30- 40 ngàn đồng/kg, loại 3 từ 20-25 ngàn đồng/kg. Riêng loại bơ nước có giá từ 15-20 ngàn đồng/kg, tùy loại.
Ông Nguyễn Ngọc Đức ở thôn 7, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kiun (Đăk Lăk) cho biết, giá bơ các thương lái thu mua tại vườn khá cao từ (45-50 ngàn đồng/kg). Năm nay do điều kiện mùa khô kéo dài, lượng mưa ít nên sản lượng bơ năm nay kém hơn mọi năm. Bù lại giá bơ chính vụ khá cao (cao hơn năm trước khoảng 10 ngàn/kg), nên nhà vườn lãi hơn năm ngoái chút đỉnh.
Là người chuyên cung cấp các loại giống bơ đầu dòng, KS Huỳnh Ngọc Tư (Cty Đak Farm) cho biết, hiện nay ở các tỉnh Tây Nguyên có tới hàng trăm ha bơ các loại, tập trung chủ yếu ở Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai. Bơ hầu hết được trồng xen canh trong các vườn cà phê, hồ tiêu, trung bình mỗi ha trồng xen thêm 120-150 cây bơ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Vụ thu hoạch năm 2012, dưa hấu ở vùng phía Đông tỉnh Gia Lai được mùa. Thế nhưng, do giá dưa hạ xuống đột ngột khiến nông dân thiệt hại hàng tỷ đồng.

Phong trào làm 1.000 vườn rau xanh cho công nhân dân tộc Jrai được Công ty 74 (Binh đoàn 15) phát động từ tháng 1.2012. Ở huyện Đức Cơ (Gia Lai), đất cây công nghiệp dài ngày chiếm thế áp đảo.

Với nhiều người dân thôn Nhuận Trạch (xã Vạn Thắng, Ba Vì, Hà Nội) thì cựu chiến binh Nguyễn Hữu Thung là tấm gương vượt khó để làm giàu trên vùng chiêm trũng quê hương.

Từ ba, bốn năm nay, nghề nuôi cá chình phát triển rất mạnh ở các tỉnh ĐBSCL như: Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang, Đồng Tháp… Một trong những lý do thúc đẩy nhiều người nuôi cá chình là vì cá này được xếp vào loại quý hiếm, giá trị kinh tế cao và đầu ra dễ dàng…

Nuôi thú rừng đang có chiều hướng phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, việc nuôi thú rừng kinh tế này chỉ mang tính tự phát là chính chứ chưa có một định hướng thị trường cần thiết từ phía cơ quan chức năng cho người chăn nuôi. Do vậy, việc chăn nuôi thú rừng hiện cũng đang tiềm ẩn không ít rủi ro.