Bộ Trưởng Yêu Cầu Chấn Chỉnh Công Tác Thanh Tra Chuyên Ngành Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn

Nhiều tồn tại của thanh tra chuyên ngành được nhắc đến khi Bộ trưởng yêu cầu phải thay đổi để hoạt động có nề nếp, hiệu quả.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT vừa có công văn số 1008/BNN-TTr gửi các Tổng cục, các Cục thuộc Bộ và các Sở NN-PTNT trên cả nước, về việc chấn chỉnh công tác thanh tra chuyên ngành NN-PTNT.
Theo công văn này, vừa qua, Đoàn kiểm tra công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm đã phát hiện một số tồn tại như: Một số Sở NN-PTNT đã thành lập bộ phận tham mưu của chi cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nhưng hoạt động chưa đều;
Biên chế cho lực lượng được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành còn mỏng, đào tạo nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành còn chưa đáp ứng với nhiệm vụ thực tế, có Thanh tra Sở cùng lúc sử dụng hai loại sắc phục;
Việc xử phạt vi phạm hành chính còn tùy tiện như hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng ngoài danh mục phát hiện ở cơ sở kinh doanh nhưng chủ yếu xử phạt cơ sở sản xuất (không xử phạt cơ sở kinh doanh);
Hàng hết hạn sử dụng, hàng ngoài danh mục vẫn cho phép tái chế, đặc biệt là không tiến hành kiểm tra, giám sát việc khắc phục hậu quả nên không nắm được số lượng hàng được thu hồi và xử lý;
Số hàng giả, kém chất lượng, ngoài danh mục, hết hạn sử dụng đã được phát hiện vẫn còn tiếp tục lưu thông trên thị trường.
Việc kiểm tra khắc phục sai lỗi đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT (điều kiện sản xuất, kinh doanh; nhãn hàng hóa...) của cơ quan chức năng chưa được thường xuyên, liên tục.
Để công tác tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành đi vào nề nếp, hiệu quả; đồng thời chấn chỉnh một số những tồn tại đã nêu, Bộ NNN-PTNT yêu cầu các đơn vị thực hiện một số nội dung sau:
Sớm kiện toàn tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành ở các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
Cử các công chức có đủ điều kiện quy định tại Nghị định 07/2012/NĐ-CP và Thông tư 34/2013/TT-BNNPTNT tham dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành để đảm bảo nguồn lực cho hoạt động thanh tra chuyên ngành;
Triển khai, thực hiện Chỉ thị 167/CT-BNN-TTr ngày 20/1/2014 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng VTNN và ATTP nông lâm thủy sản;
Thực hiện đúng quy định tại Quyết định 36/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 26/2012/TT-BKHCN của Bộ KH-CN;
Tập trung thanh tra, kiểm tra các đại lý kinh doanh VTNN, các cơ sở sản xuất VTNN trên địa bàn, phối hợp với các địa phương liên quan để truy xuất nguồn gốc, xử lý nhanh, triệt để VTNN là hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm, hàng ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (đối với cơ sở sản xuất không đóng trên địa bàn), đồng thời gửi Bộ NN-PTNT để đôn đốc thực hiện;
Thực hiện đúng quy định về thẩm quyền, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính do Chính phủ ban hành, không được tùy tiện đưa ra biện pháp khắc phục hậu quả trái quy định.
Có thể bạn quan tâm

Được sự chỉ dẫn tận tình, chúng tôi tìm đến ngôi nhà có vườn cây với tên gọi khá lạ so với người dân Phố núi: cây chùm ngây. Người đàn ông tuổi đã ngoài 50 tên Nguyễn Sỹ Trung chính là chủ nhân của mảnh vườn ấy. Mấy ai ngờ rằng mảnh vườn vỏn vẹn 100 m2 này chính là niềm vui của đôi vợ chồng cựu chiến binh sống tại tổ 4, phường Thắng Lợi (TP. Pleiku).

Sở hữu hơn 40 cây dâu da đất với năng suất từ 1 tạ đến 3 tạ/cây, gia đình ông Nguyễn Hòa My (ở thôn An Điền Bắc, xã Cửu An, thị xã An Khê) đã chọn đúng cây trồng, hợp thổ nhưỡng để thoát nghèo “khỏe” với thu nhập gần 50 triệu đồng/năm.

Tận dụng lợi thế đất đai, thổ nhưỡng kết hợp với phương pháp canh tác khoa học và trên cả là ý chí vượt khó vươn lên, nhiều hộ nông dân ở huyện Krông Pa đã và đang làm đổi thay cuộc đời mình. Những hộ nông dân thu nhập tiền tỷ hay hàng trăm triệu đồng mỗi năm đã không còn là chuyện hiếm trên vùng đất xa xôi này.

Trong nắng Thu dịu nhẹ nhuộm vàng cánh đồng lúa chín là hình ảnh người dân quê nhanh tay gặt những bông lúa vàng trĩu hạt; là sự tất bật thu từng bó lúa đã hanh khô qua nắng để đưa vào máy tuốt... Những hình ảnh ấy tuy bình dị nhưng đã tạo nên bức tranh sinh động cho mùa lúa chín ở xã Quang Minh (Bắc Quang).

Những thế mạnh, tiềm năng của xã đang được cấp ủy, chính quyền và nhân dân tập trung khai thác, biến những lợi thế thành động lực để thúc đẩy mặt bằng kinh tế chung trong toàn xã phát triển đi lên.