Bộ Trưởng Nông Nghiệp Philippines Bị Tố Tham Ô Khi Nhập Gạo Việt Nam

Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines - Proceso Alcala vừa bị cáo buộc "đi đêm" với Tổng công ty Lương thực miền Nam của Việt Nam (Vinafood 2) trong hợp đồng cung cấp 800.000 tấn gạo.
Nhật báo với số lượng độc giả đông nhất Philippines Inquirer dẫn nguồn tin từ Hiệp hội các nhà cung cấp Metro Manila (MMVA) cho hay, ông Alcala và cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) - Orlan Calayag đã nhúng tay vào hợp đồng Vinafood 2 cung cấp 800.000 tấn gạo cho nước này. Do thỏa thuận được ký kết chỉ vài tuần trước khi Calayag từ chức, MMVA cho rằng các quan chức này “đã tận dụng triệt để những ngày tại nhiệm cuối cùng và sắp xếp một hợp đồng để nhận phần lại quả béo bở”.
MMVA cho biết giá vận chuyển được thỏa thuận là 54 USD mỗi tấn, cao hơn 30 USD so với giá thị trường. Với 800.000 tấn gạo trúng thầu, khoản tiền chênh lệch mà các cá nhân liên quan có thể hưởng lên đến 24 triệu USD. MMVA cho biết thời gian hợp đồng cũng phi lý khi thời gian ký kết vào tháng 4 - cao điểm của vụ thu hoạch.
Khiếu nại của MMVA đã được gửi lên Văn phòng Thanh tra Philippines. Đây là cáo buộc tham ô thứ tư mà ông Alcala đang phải đối mặt. Trong đó có nghi vấn về hợp đồng nhập khẩu 205.700 tấn gạo từ Việt Nam hồi tháng 5/2013. Theo đó, giá trị hợp đồng đã bị phóng đại thêm 452,2 triệu peso (10,4 triệu USD).
Trao đổi với VnExpress.net, ông Huỳnh Thế Năng, Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam cho hay không liên quan gì đến việc Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines bị cáo buộc "đi đêm" trong hợp đồng 800.000 tấn gạo. “Chuyện nội bộ Philippines hãy để cho nước này tự giải quyết, vì vậy chúng tôi không có bất cứ giải thích nào", ông Năng nói.
Còn đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đều cho biết chưa nhận được thông tin gì liên quan đến vấn đề này từ phía Philippines. Tuy nhiên, cơ quan quản lý sẵn sàng hợp tác nếu quốc gia này có yêu cầu hỗ trợ trong quá trình thu thập thông tin.
Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi đang là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân trong tỉnh. Để bảo vệ đàn vật nuôi, kiểm soát dịch bệnh có vai trò đặc biệt quan trọng. Thời gian qua, mạng lưới thú y cơ sở luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giúp chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi có hiệu quả..

Chương trình giúp hội viên phát triển kinh tế, nâng cao, cải thiện đời sống được các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh coi là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình hoạt động. Xác định, khoanh vùng, tìm hiểu nguyên nhân để hỗ trợ cái hội viên cần, nâng cao kiến thức còn thiếu của hội viên, đưa ra kế hoạch hành động cụ thể...

Thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ hội, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh vào dịp lễ của các vùng giáo về tinh thần đoàn kết trong nhân dân, đoàn kết lương giáo, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi hội viên, nông dân vào việc xây dựng tổ chức hội vững mạnh.

Dự án khai thác tài nguyên bền vững vùng đồi dốc ở huyện Cẩm Thủy được Hội Khoa học thủy lợi Thanh Hóa thực hiện tại xã Cẩm Tâm từ năm 2010. Theo đó, dự án xây dựng 2 mô hình để thực hiện hỗ trợ, gồm: mô hình thu trữ nước mó và mô hình hạn chế lũ quét, bảo vệ môi trường.

Từ đầu năm đến tháng 10-2014, toàn xã đã đóng mới được 37 phương tiện, trong đó 8 phương tiện có công suất từ 48 đến 63 CV, 29 phương tiện có công suất từ 90 đến 550 CV và thành lập được 1 tổ dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển với 4 tàu từ 250 CV trở lên, chủ yếu khai thác các loại hải sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao ở tầm trung và khơi xa.