Bộ Trưởng Nông Nghiệp Philippines Bị Tố Tham Ô Khi Nhập Gạo Việt Nam

Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines - Proceso Alcala vừa bị cáo buộc "đi đêm" với Tổng công ty Lương thực miền Nam của Việt Nam (Vinafood 2) trong hợp đồng cung cấp 800.000 tấn gạo.
Nhật báo với số lượng độc giả đông nhất Philippines Inquirer dẫn nguồn tin từ Hiệp hội các nhà cung cấp Metro Manila (MMVA) cho hay, ông Alcala và cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) - Orlan Calayag đã nhúng tay vào hợp đồng Vinafood 2 cung cấp 800.000 tấn gạo cho nước này. Do thỏa thuận được ký kết chỉ vài tuần trước khi Calayag từ chức, MMVA cho rằng các quan chức này “đã tận dụng triệt để những ngày tại nhiệm cuối cùng và sắp xếp một hợp đồng để nhận phần lại quả béo bở”.
MMVA cho biết giá vận chuyển được thỏa thuận là 54 USD mỗi tấn, cao hơn 30 USD so với giá thị trường. Với 800.000 tấn gạo trúng thầu, khoản tiền chênh lệch mà các cá nhân liên quan có thể hưởng lên đến 24 triệu USD. MMVA cho biết thời gian hợp đồng cũng phi lý khi thời gian ký kết vào tháng 4 - cao điểm của vụ thu hoạch.
Khiếu nại của MMVA đã được gửi lên Văn phòng Thanh tra Philippines. Đây là cáo buộc tham ô thứ tư mà ông Alcala đang phải đối mặt. Trong đó có nghi vấn về hợp đồng nhập khẩu 205.700 tấn gạo từ Việt Nam hồi tháng 5/2013. Theo đó, giá trị hợp đồng đã bị phóng đại thêm 452,2 triệu peso (10,4 triệu USD).
Trao đổi với VnExpress.net, ông Huỳnh Thế Năng, Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam cho hay không liên quan gì đến việc Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines bị cáo buộc "đi đêm" trong hợp đồng 800.000 tấn gạo. “Chuyện nội bộ Philippines hãy để cho nước này tự giải quyết, vì vậy chúng tôi không có bất cứ giải thích nào", ông Năng nói.
Còn đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đều cho biết chưa nhận được thông tin gì liên quan đến vấn đề này từ phía Philippines. Tuy nhiên, cơ quan quản lý sẵn sàng hợp tác nếu quốc gia này có yêu cầu hỗ trợ trong quá trình thu thập thông tin.
Có thể bạn quan tâm

Từ nhiều năm nay, xử lý thanh long cho ra quả vụ nghịch được coi là giải pháp hữu hiệu mang lại nguồn thu chính của nhà vườn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Bởi, thông thường giá bán nghịch vụ lúc nào cũng cao hơn chính vụ. Thế nhưng, vào thời điểm này, thanh long đang thu hoạch rộ thì giá bán trên thị trường sụt giảm mạnh, thấp hơn lúc chính vụ.

Anh Nguyễn Văn Sang ở Sông Bình (Bắc Bình - Bình Thuận) đã sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và tưới phun Israel cho 3.000 trụ thanh long 2 năm nay cho biết: Tôi đầu tư khoảng 300 triệu đồng để bắt hệ thống tưới nhỏ giọt ISRAEL. Tuy vốn bỏ ra khá lớn nhưng bù lại chỉ cần 2 người làm là điều hành tốt việc tưới, bón phân giúp giảm áp lực vào mùa cao điểm phải kêu công lao động rất khó khăn…

Anh Trần Văn Út Lia, ở ấp 4, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy cho biết, hiện các nhà vườn đang dưỡng cây chuẩn bị xử lý ra hoa để bán dịp tết nên nhiều vườn thanh long chưa thể cho trái ngay lúc này. Mặt khác, trồng thanh long nghịch vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro dịch bệnh trong khi tỷ lệ đậu trái không cao. Trước thông tin thanh long tăng giá mạnh, nhà vườn rất phấn khởi và kỳ vọng giá thanh long ổn định từ nay đến Tết Ất Mùi.

Đây là 2 mô hình được Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội triển khai theo Đề án phát triển cây ăn quả giá trị kinh tế cao của TP. Được sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT Hà Nội, HTX hoa, quả Xuân Mai và Hội Nông dân thị trấn Xuân Mai đã xây dựng thành công nhãn hiệu "Bưởi Chương Mỹ"; HTX Nông nghiệp xã Kim An xây dựng thành công nhãn hiệu "Cam đường Kim An".

Những năm gần đây, mít Thái được bà con nông dân huyện Chơn Thành (Bình Phước) đưa vào trồng nhiều do dễ trồng, chăm sóc và khoảng 2,5 năm cho thu hoạch. Những năm trước, mít Thái đã giúp nông dân xóa đói và vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, mùa thu hoạch năm 2014, đến thời điểm này, thị trường mít rớt giá quá mạnh, gây thiệt hại nặng về kinh tế, làm cho bà con nông dân điêu đứng, dở khóc, dở mếu.