Bộ Trưởng Nông Nghiệp Philippines Bị Tố Tham Ô Khi Nhập Gạo Việt Nam

Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines - Proceso Alcala vừa bị cáo buộc "đi đêm" với Tổng công ty Lương thực miền Nam của Việt Nam (Vinafood 2) trong hợp đồng cung cấp 800.000 tấn gạo.
Nhật báo với số lượng độc giả đông nhất Philippines Inquirer dẫn nguồn tin từ Hiệp hội các nhà cung cấp Metro Manila (MMVA) cho hay, ông Alcala và cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) - Orlan Calayag đã nhúng tay vào hợp đồng Vinafood 2 cung cấp 800.000 tấn gạo cho nước này. Do thỏa thuận được ký kết chỉ vài tuần trước khi Calayag từ chức, MMVA cho rằng các quan chức này “đã tận dụng triệt để những ngày tại nhiệm cuối cùng và sắp xếp một hợp đồng để nhận phần lại quả béo bở”.
MMVA cho biết giá vận chuyển được thỏa thuận là 54 USD mỗi tấn, cao hơn 30 USD so với giá thị trường. Với 800.000 tấn gạo trúng thầu, khoản tiền chênh lệch mà các cá nhân liên quan có thể hưởng lên đến 24 triệu USD. MMVA cho biết thời gian hợp đồng cũng phi lý khi thời gian ký kết vào tháng 4 - cao điểm của vụ thu hoạch.
Khiếu nại của MMVA đã được gửi lên Văn phòng Thanh tra Philippines. Đây là cáo buộc tham ô thứ tư mà ông Alcala đang phải đối mặt. Trong đó có nghi vấn về hợp đồng nhập khẩu 205.700 tấn gạo từ Việt Nam hồi tháng 5/2013. Theo đó, giá trị hợp đồng đã bị phóng đại thêm 452,2 triệu peso (10,4 triệu USD).
Trao đổi với VnExpress.net, ông Huỳnh Thế Năng, Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam cho hay không liên quan gì đến việc Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines bị cáo buộc "đi đêm" trong hợp đồng 800.000 tấn gạo. “Chuyện nội bộ Philippines hãy để cho nước này tự giải quyết, vì vậy chúng tôi không có bất cứ giải thích nào", ông Năng nói.
Còn đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đều cho biết chưa nhận được thông tin gì liên quan đến vấn đề này từ phía Philippines. Tuy nhiên, cơ quan quản lý sẵn sàng hợp tác nếu quốc gia này có yêu cầu hỗ trợ trong quá trình thu thập thông tin.
Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu thủy sản từ đầu năm đến nay gặp khó khăn đã kéo giá cá tra nguyên liệu xuống mức thấp còn 22.000 - 23.000 đồng/kg, người nuôi không có lãi. Chẳng những bị lỗ, hàng loạt hộ nuôi cá ở Đồng Tháp, An Giang, TP Cần Thơ… còn bị các doanh nghiệp nợ tiền mua nguyên liệu kéo dài không trả hoặc chỉ trả “nhỏ giọt”, khiến người nuôi khốn đốn…

Vợ chồng anh Lâm Phú Lợi (xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) đã nói như thế về sự đổi thay cuộc sống từ khi nuôi ếch giống đến nay.

Thực hiện tái cơ cấu đối với ngành hàng tôm càng xanh, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đang triển khai dự án sản xuất lúa hữu cơ và nuôi tôm càng xanh theo quy trình VietGAP giai đoạn 2014 - 2020.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương UBND tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện các bước lập quy hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng Trung tâm nghề cá lớn tỉnh Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam Bộ.

Kể từ ngày 01/7/2015, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý, sử dụng đất trồng lúa cần áp dụng quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ.