Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo siết quản lý chất cấm trong chăn nuôi

Theo chỉ thị của Bộ trưởng Cao Đức Phát, hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi không chỉ có tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng, mà còn làm phương hại đến sản xuất ngành chăn nuôi trong nước, nhất là trong lúc sức ép của các loại thực phẩm nhập ngoại đang ngày một gia tăng. Việc làm này đồng thời còn là hành vi phi đạo đức phải bị cộng đồng, dư luận tố giác, tẩy chay.
Vì thế, để khẩn trương chấn chỉnh tình trạng trên, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng trong tỉnh tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về những nguy ngại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đối với sức khỏe cộng đồng, uy tín của ngành chăn nuôi Việt Nam; thông tin kịp thời cho dư luận biết về tình hình và danh tính của các đối tượng vi phạm.
Về việc kiểm tra ở địa phương, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu: tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi cần lưu ý các cơ sở gia công thức ăn chăn nuôi, phối trộn các loại premix, thuốc thú y, thức ăn bổ sung. Tại các cơ sở, trang trại chăn nuôi cần kiểm tra thức ăn chăn nuôi, nhất là nước tiểu vật nuôi ở giai đoạn vỗ béo, xuất bán đối với lợn thịt và bò thịt.
Tương tự, các lò mổ cần kiểm tra các mẫu thịt, gan, thận, nhất là nước tiểu của các loại lợn, bò thịt trước khi đưa vào giết mổ. Các chợ cần kiểm tra các mẫu thịt, gan, thận của lợn và bò thịt.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng đề nghị xử lý nghiêm các vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi theo các quy định của pháp luật, trong đó có Điều 155 Bộ Luật hình sự quy định đối với hành vi sản xuất kinh doanh, sử dụng hàng cấm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trên cơ sở đó, định kỳ ngày 25 hằng tháng, tổng hợp báo cáo tình hình kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn gửi Cục Chăn nuôi tập hợp báo cáo Bộ và Ban chỉ đạo 389 về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi giá tôm nguyên liệu các loại chững lại hồi đầu tháng 11, nay tiếp tục tăng giá. Theo đó, tôm sú loại 20 - 30 con/kg hiện có giá 285.000 - 310.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg so tuần trước. Giá tôm thẻ loại 40 - 50 con/kg hiện dao động trong khoảng 195.000 - 215.000 đồng/kg; tôm thẻ loại 100 con/kg hiện cũng không dưới mức 145.000 đồng/kg, bình quân tăng 15.000 - 20.000 đồng/kg trong vòng một tuần.

Rất nhiều người dân đã lựa chọn phải nguồn giống cà phê trôi nổi không được đảm bảo chất lượng, gây khó khăn cho việc tái canh cà phê

Theo người dân, biểu hiện ban đầu của bệnh là lợn bỏ ăn, ho, tiêu chảy, vàng da và cuối cùng dẫn đến chết. Tốc độ lây lan của bệnh nhanh đến mức chóng mặt đã gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân.

Anh Lương Hữu Nghị, ngụ cùng ấp chia sẻ, trăn rất dễ nuôi, dễ chăm sóc, lại không cần diện tích nuôi lớn, mà đầu ra và giá trăn thịt tương đối ổn định.

Đồng thời, hỗ trợ 30% hóa chất sát trùng chuồng cho các hộ nông dân tham gia mô hình. Các hộ nông dân tham gia mô hình được các kỹ sư, cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, xây dựng chuồng và khu vực thả vịt hợp vệ sinh.