Bộ trưởng Bộ Y tế giải trình về chất tạo nạc trong chăn nuôi

Bộ trưởng Tiến cho biết, bà cũng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các ĐBQH đã phát biểu về chất cấm, kháng sinh tồn dư không được phép ở trong các sản phẩm nông sản, trong sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Về chất Sabutamon, theo Bộ trưởng Tiến ấy là những dược phẩm rất cần thiết để điều trị cho người, nhưng quy trình về quản lý các dược phẩm này khá chặt chẽ từ nhập khẩu nguyên liệu đến sản xuất kinh doanh, phân phối sử dụng đều theo đơn.
Trong quá trình sử dụng các nhà nhập khẩu đều có báo cáo theo hóa đơn và các hợp đồng.
Theo Bộ trưởng Tiến, thông tin ngành y tế cho nhập khẩu 65 tấn sabutamon, thông tin này là không chính xác vì chỉ cho nhập khẩu 3,5 tấn.
Bộ trưởng Tiến cho rằng, có khả năng thương lái hoặc doanh nghiệp mua các thành phẩm của các hiệu thuốc nghiền ra để cho vào thức ăn chăn nuôi.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế lại cho rằng việc này cũng khó, bởi lẽ quy trình sản xuất thì được quản lý chặt, giá thành mua các thành phẩm đó rất cao.
Quay trở lại vấn đề, theo Bộ trưởng Tiến, nguyên nhân ở đây là người chăn nuôi muốn có lợi nhuận, đạo đức kinh doanh không được coi trọng nên cho những chất cấm vào thức ăn của gia súc.
"Qua phối hợp với Bộ NNPTNN điều tra thấy thương lái ép buộc người dân nếu muốn bán sản phẩm chăn nuôi giá thành cao thì phải cho chất tạo nạc.
Các chất cấm đó thì tăng năng suất" - Bộ trưởng Tiến nói.
Bộ trưởng Tiến cho biết thêm, Quyết định 38 của Thủ tướng Chính phủ về cho thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm đến tận huyện, xã.
Tiền phạt đó theo quy định sẽ cho phép huyện, xã giữ lại để thực hiện công tác thanh tra.
Mô hình quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm theo Bộ trưởng Tiến còn khó khăn, mặc dù đã ban hành luật, có nghị định hướng dẫn thi hành, có quy định để xử phạt, có thông tư để phân công các bộ ngành, địa phương.
Nhưng đúng như các ĐBQH nói, việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm còn khó khăn.
Việc mất an toàn thực phẩm không những ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân về trước mắt cũng như lâu dài mà còn ảnh hưởng đến kinh tế khi những sản phẩm xuất khẩu gặp khó khăn.
Bộ trưởng Tiến đề xuất tăng cường công tác thanh kiểm tra và tổ chức các đợt chiến dịch thanh kiểm tra quyết liệt từ liên ngành đến các địa phương.
Bộ trưởng Tiến cho biết, qua đợt thanh kiểm tra dịp Tết Trung thu cũng như đợt kiểm tra thời gian Tết Nguyên đán số mẫu kiểm nghiệm trên thực tế được lấy một cách ngẫu nhiên qua hệ thống thanh tra liên ngành từ TƯ đến địa phương thấy số mẫu vi phạm thời gian qua đã giảm từ 10 - 30% trên các mặt hàng nông sản, thực phẩm.
"Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề lớn, chính vì thế mong Quốc hội, Chính phủ và các địa phương phối hợp và trong thời gian tới Bộ Y tế sẽ đề xuất các chính sách, kể cả về bộ máy" - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, bệnh viêm phổi dính sườn, bệnh tai xanh trên heo đang diễn biến khá phức tạp ở khu vực các tỉnh miền Đông Nam bộ. Đây là bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại lớn đến các hộ chăn nuôi. Tại hội thảo, các bác sĩ thú y đã đưa ra các biện pháp, phác đồ điều trị hiệu quả nhất bằng cách sử dụng một số loại thuốc kháng sinh dành cho heo.

Tuyến đường 534 chạy qua địa phận Nghi Lộc (Nghệ An) trở nên tấp nập hơn từ ngày trại nuôi bò Úc ở cụm công nghiệp Đô Lăng thuộc xã Nghi Lâm đi vào hoạt động. Đây là trại nuôi bò thịt, nhập ngoại đầu tiên của khu vực phía Bắc, và là trại nuôi bò thứ 7 của công ty Kết Phát Thịnh có trụ sở ở tỉnh Long An (6 trại khác ở Long An và TP. Hồ Chí Minh)...

Xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình có diện tích rừng núi và núi đá vôi chiếm khá nhiều (hơn 40% tổng diện tích của địa phương). Đây là điều kiện thuận lợi để đàn dê sinh sản và phát triển. Tận dụng lợi thế này, nhiều hộ gia đình trong xã đã đầu tư xây dựng mô hình nuôi dê, nhờ đó mà thu nhập của người dân tăng lên đáng kể, đặc biệt có nhiều hộ đã thoát nghèo.

Cũng theo VFA, trong tuần đến 23-10, giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục nhích nhẹ. Cụ thể, giá lúa khô tại kho loại thường dao động từ 5.700 - 5.800 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.850 - 5.950 đồng/kg, tăng 50 đồng so với tuần trước đó.

Gia đình ông Trần Xảm, có đến 4 thế hệ gắn bó với nghề đi biển. Kinh nghiệm đánh bắt cũng được gia đình ông truyền từ đời này qua đời khác. Vì thế, mỗi chuyến đi biển là mỗi lần thuyền về đầy ắp cá tôm, hiếm khi thuyền về không. Hơn 40 năm mưu sinh, gắn bó với biển đã giúp ông xây dựng được nhà cửa khang trang, nuôi con cái khôn lớn, nên người.