Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bỏ Thuốc BVTV, Chạy Đua Làm Phân Bón

Bỏ Thuốc BVTV, Chạy Đua Làm Phân Bón
Ngày đăng: 19/08/2014

Do lĩnh vực thuốc BVTV gặp khó khăn, trong khi phân bón hiện đang rất hấp dẫn nên mấy năm trở lại đây có một làn sóng các DN SXKD thuốc BVTV ồ ạt làm thêm mảng phân bón.

Theo tìm hiểu của PV NNVN, làn sóng các DN thuốc BVTV chuyển sang làm phân bón có sự tham gia đầy đủ từ DN vừa và nhỏ đến các ông lớn trong làng thuốc BVTV.

Đầu tiên, phải kể đến là Cty CP Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS), sau khi không được thành công với sản phẩm phân bón lá Boom Flower, cuối năm 2013, DN hàng đầu về thuốc BVTV tại Việt Nam này đã khởi công xây dựng Nhà máy phân hữu cơ sinh học tại tỉnh Hậu Giang trên tổng diện tích 14.000m2.

Được biết, trong 2 năm đầu, AGPPS dự kiến công suất mỗi năm khoảng 6.500 tấn, sau đó nâng lên 50.000 tấn/năm. Việc AGPPS tham gia vào thị trường phân bón, đang được nhiều DN trong ngành quan tâm theo dõi sát sao.

Một DN được xếp vào tốp 10 Cty thuốc BVTV lớn nhất Việt Nam hiện nay là Ngọc Tùng JSC (Cty CP SX-TM Dịch vụ Ngọc Tùng) tại TP Hồ Chí Minh cũng vừa kịp khánh thành nhà máy SX phân bón trị giá trên 10 triệu USD với công suất 300.000 tấn/năm tại tỉnh Long An sau khi khởi công xây dựng năm 2010.

Trong buổi ra mắt sản phẩm tại thị trường phía Bắc gần đây, Chủ tịch HĐQT Ngọc Tùng JSC, ông La Hoàng Đức chia sẻ: Hiện lĩnh vực SX-KD thuốc BVTV đang có sự cạnh tranh khốc liệt và bắt đầu cho thấy sự bão hòa, trong khi đó lĩnh vực phân bón vẫn còn rất nhiều tiềm năng nên việc đơn vị chuyển sang làm thêm mảng phân bón là mục tiêu chiến lược.

Do đi sau những đơn vị khác, Ngọc Tùng JSC chọn cho mình một lối đi riêng, thay vì đặt tên sản phẩm phân bón là NPK như hàng nghìn sản phẩm phân bón khác trên thị trường, Ngọc Tùng JSC quyết định đăng ký và lấy tên độc quyền là phân bón UDP Cọp Vàng.

Không biết, với cách đặt tên độc đáo này có giúp Ngọc Tùng JSC gặt hái được thành công trong lĩnh vực phân bón như thuốc BVTV hay không nhưng trong bối cảnh hiện nay, để đạt được 100% công suất nhà máy NPK 300.000 tấn/năm không hề đơn giản một chút nào.

Quá trình tìm hiểu làn sóng đầu tư vào lĩnh vực phân bón của các DN SX-KD thuốc BVTV, chúng tôi nhận thấy phần lớn các DN thường chọn đầu tư vào lĩnh vực phân bón lá vì có công nghệ, quy trình SX, đóng gói không khác là mấy so với SX thuốc BVTV nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí đầu tư mua trang thiết bị máy móc, nhà xưởng so với việc SX phân bón rễ NPK.

Trước làn sóng đổ xô làm phân bón, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Trần Xuân Định cho rằng đó là quy luật tất yếu, bởi lĩnh vực SX-KD thuốc BVTV hiện đang cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Mặt khác, kinh doanh thuốc BVTV phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và dịch bệnh, trong khi phân bón ít biến động hơn.

Đó là một trong những lí do dẫn tới thực trạng, chỉ trong thời gian rất ngắn, mặt hàng phân bón lá xuất hiện trên thị trường nhiều như “nấm sau mưa”.

Là một DN SX-KD thuốc BVTV chuyển sang làm phân bón khá thành công tại An Giang, Giám đốc Cty TNHH TMSX GNC, ông Đinh Văn Thật chia sẻ: Nắm bắt được nhu cầu sử dụng phân bón lá sẽ tăng cao, Cty GNC phối hợp với Cty Agtec Innovations, DN công nghệ nông nghiệp Mỹ chuyên nghiên cứu, ứng dụng các loại phân bón vi lượng thông minh (Smart Micronutrient technology) nghiên cứu và sở hữu bản quyền.

Các loại phân bón vi lượng thông minh của Cty GNC và Agtec được phối hợp SX theo những công thức chuyên biệt dành cho từng loại cây trồng, đất trồng và điều kiện khí hậu, canh tác riêng biệt.

Xét cho cùng việc các DN thuốc BVTV chuyển sang làm phân bón có thể coi là tín hiệu mừng, bởi nó chứng tỏ trình độ canh tác của người nông dân đã tiến bộ hơn rất nhiều nên việc sử dụng thuốc BVTV có sự giảm dần.

Hơn nữa, thay vì sử dụng phân bón đơn, nông dân đã chuyển dần sang sử dụng phân NPK có công thức và hàm lượng phù hợp với đồng đất và thời kỳ sinh trưởng của cây trồng, qua đó sâu bệnh cũng ít hơn.

Trên đây chỉ là lát cắt nhỏ về một vài DN thuốc BVTV có quy mô từ lớn, trung, đến nhỏ chuyển sang làm thêm mảng phân bón, song nó phần nào cho thấy kinh doanh thuốc BVTV hiện đang có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt và lĩnh vực phân bón vẫn chứng minh được tiềm năng.


Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Gà Nhiều Cựa Triển Vọng Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Gà Nhiều Cựa

Từ một huyện chỉ độc canh về cây lúa, đến nay huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã có nhiều chuyển đổi tích cực đa dạng hóa về cây trồng, vật nuôi. Các mô hình như: Nuôi lợn nái Móng Cái, nuôi giun kết hợp làm VAC, nuôi trâu bò vỗ béo và trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao đang ngày được nông dân mở rộng. Cùng với nhiều loại hình kinh tế phát triển nói trên, ở huyện Lộc Bình hiện nay còn có những mô hình được nhiều bà con quan tâm cần được nhân rộng đó là: Nuôi gà nhiều cựa thả vườn.

19/03/2013
Khoan Giếng Lấy Nước Ngọt Nuôi Cá Lóc, Kiếm Bạc Trăm Triệu Tại Trà Vinh Khoan Giếng Lấy Nước Ngọt Nuôi Cá Lóc, Kiếm Bạc Trăm Triệu Tại Trà Vinh

Để nuôi cá lóc, nông dân ở xã Đại An (huyện Trà Cú) không chỉ vất vả đào ao mà họ còn phải cất công khoan giếng lấy nước ngọt nuôi cá. Sau hơn 4 tháng nuôi bà con thu về bạc 100 triệu, cao gấp 50 lần so với trồng lúa.

19/03/2013
Ngậm Ngùi Vụ Tôm Trái Vụ Ngậm Ngùi Vụ Tôm Trái Vụ

Mặc dù ngành chức năng đã khuyến cáo các hộ nuôi tôm không thả nuôi tôm trái vụ để cải tạo ao đầm, nhưng người dân ở nhiều địa phương vẫn tiếp tục thả nuôi vụ mới, bất chấp rủi ro dịch bệnh do điều kiện thời tiết không thuận lợi.

22/03/2013
Bệnh Lạ Trên Tôm Hùm Ở Bình Ba Bệnh Lạ Trên Tôm Hùm Ở Bình Ba

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa cho biết, kết quả phân tích 8 mẫu tôm hùm bị bệnh lạ tại thôn Bình Ba (xã Cam Bình, TP. Cam Ranh) cho thấy, 8 mẫu đều phát hiện có trùng lông ký sinh; 7/8 mẫu nhiễm mấm Fusarium (tác nhân gây bệnh đen mang), 5/8 mẫu nhiễm vi khuẩn Vibrio (tác nhân gây hoại tử gan tụy), không phát hiện thấy vi khuẩn ký sinh nội bào Rickettsia-like (tác nhân gây bệnh sữa).

22/03/2013
Sản Xuất Cá Giống Trong Tỉnh Cung Chưa Đủ Cầu Ở Dak Lak Sản Xuất Cá Giống Trong Tỉnh Cung Chưa Đủ Cầu Ở Dak Lak

Dak Lak được đánh giá là tỉnh nuôi trồng thủy sản phát triển nhất trong khu vực Tây Nguyên, với diện tích 9 nghìn ha. Năm 2012, sản lượng thủy sản Dak Lak đạt 14.450 tấn, lượng cá bột sản xuất 970 triệu con, nhưng số con giống sản xuất tại chỗ chỉ đạt 46 triệu con, mới đáp ứng được 59% nhu cầu con giống trong tỉnh.

22/03/2013