Bó tay với kháng sinh trong tôm?

Việt Nam cùng với Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc nằm trong danh sách những nước có lô hàng tôm bị Mỹ từ chối nhập khẩu. Lý do: Tôm có dư lượng kháng sinh và thuốc thú y cao.
Nhìn lại một chút năm 2014, theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Nafiqad), thương vụ Việt Nam tại EU, Nhật và Mỹ liên tục nhận được nhiều thông tin cảnh báo về các lô hàng thủy sản Việt Nam có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt mức cho phép. Mặt hàng thủy sản bị cảnh báo nhiều nhất là tôm và cá tra.
Câu hỏi đặt ra: Vì sao những lô hàng thủy sản xuất khẩu nhiễm hóa chất, kháng sinh vẫn tăng lên mặc dù có rất nhiều cảnh báo?
Có lẽ phải mượn lời của đại diện một công ty thủy sản ở phía Nam để làm câu trả lời: Mỗi năm công ty bỏ ra hơn 1 triệu USD để kiểm soát kháng sinh trên tôm xuất khẩu nhưng cuối cùng... “bó tay chấm com”!
Thực tế, tôm khó nuôi, dễ mắc nhiều bệnh. Thay vì sử dụng kháng sinh với liều lượng cho phép, nhiều hộ nuôi tôm dùng vô tội vạ khiến dư lượng thuốc trong tôm rất cao. Trong khi đó, doanh nghiệp lại không đủ sức tự tạo vùng nguyên liệu tôm, chủ yếu trông chờ vào thương lái- những người coi lợi nhuận là trên hết.
Nhìn rộng ra, kháng sinh không rõ nguồn gốc bán đầy rẫy trên thị trường, đâu cũng có. Thị trường thuốc kháng sinh dùng cho nuôi trồng thủy sản dường như chưa nằm trong vòng kiềm tỏa của cơ quan quản lý, mặc dù Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam đã được ban hành từ lâu.
Phải chăng doanh nghiệp thực sự “lực bất tòng tâm” trước thực trạng nguyên liệu thủy sản xuất khẩu bị nhiễm kháng sinh cao?
Không hẳn vậy. Có chuyên gia cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là các doanh nghiệp liên kết với nhau, hoặc liên kết với các hộ nuôi tôm cùng đầu tư xây dựng vùng nuôi tập trung, kiểm soát chặt nguồn nguyên liệu cho chính mình, không thể “thả” lòng tin vào nông dân, thương lái, để rồi tổn hao tiền bạc, sức lực “đuổi” theo chất lượng nguyên liệu tốt- xấu.
Tiếc thay, lâu nay, sự liên kết đó vẫn chỉ là “mong ước” của chuyên gia mà thôi!
Có thể bạn quan tâm

Theo đánh giá của ngành chuyên môn, những ngày đầu năm mới phong trào nuôi tôm công nghiệp không diễn ra ồ ạt như năm 2014, nguyên nhân là do giá tôm nguyên liệu trên thị trường thấp, nên nông dân ngại mở rộng diện tích mà chỉ duy trì ao đầm sẵn có để thả nuôi.

Ông Hồng cho biết, trước đây vì chưa hiểu biết nhiều về kỹ thuật và kinh nghiệm chọn lươn giống nên mô hình chăn nuôi lươn của ông đã từng gặp thất bại. Con giống không đảm bảo khiến lươn hay bị bệnh rồi chết dần. Đến nay nhờ học hỏi thêm kinh nghiệm, ngoài đảm bảo nguồn lươn thương phẩm ông còn có thể cung ứng lươn giống cho người có nhu cầu nuôi lươn.

Nhờ thời tiết thuận lợi, mẻ lưới đầu năm, bà con ngư dân Quảng Ngãi đã trúng đậm mùa cá cơm. Theo con tàu QNg 44218TS của ông Võ Hải, ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ rẽ sóng ra khơi đánh phiên biển đầu năm. Trên con tàu không khí rộn ràng, nụ cười hiện rõ trên khuôn mặt của những ngư dân nơi đây.

Sáng sớm mùng 4 Tết, chúng tôi xuôi về cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) và cảng cá Cửa Nhượng (xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), trên cửa biển hàng chục tàu thuyền các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa máy nổ ầm ầm đang tiến vào cập bến cảng, trên khoang tàu chất đầy ắp các loại cá ve, cá chim giang, cá đù, cá lẹp, cá cơm, cá bục bịch, cá hố, cá ngạnh, cá trích, cá cam, tép biển, và các loại ốc, ghẹ, sò lông…

Không chỉ có gà trống, mà trứng gia cầm hiện cũng được các tiểu thương đẩy lên gần 1 ngàn đồng/quả so với ngày thường. Tuy nhiên, giá trứng tại các siêu thị chỉ ở mức tăng nhẹ từ 2-4 ngàn đồng/chục nhờ chương trình bình ổn giá dịp tết. Cụ thể, giá trứng gà được bán ở chợ từ 2-2.5 ngàn đồng/quả, trứng vịt từ 3-3.5 ngàn đồng/quả nhưng vẫn hút khách.