Bộ Tài Chính Hướng Dẫn Về Phương Pháp Tính Giá Thành Cá Tra Nguyên Liệu

Ngày 18/12/2014, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 198 /2014/TT-BTC hướng dẫn về phương pháp tính giá thành cá tra nguyên liệu, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2015.
Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành cá tra nguyên liệu của các vụ sản xuất trong điều kiện sản xuất bình thường không có thiên tai, dịch bệnh.
Theo Thông tư, việc thực hiện điều tra, khảo sát và tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát để xác định chi phí sản xuất, tính giá thành cá tra nguyên liệu thực tế phải dựa trên những nguyên tắc: Trình độ và điều kiện sản xuất; Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất thực tế của các cơ sở nuôi cá tra;
Tài liệu ghi chép, phỏng vấn, điều tra, xác minh trực tiếp từ cơ sở nuôi và người lao động ; Số liệu thống kê tối đa trong 3 năm liền kề; Giá thị trường tại thời điểm hoặc gần nhất với thời điểm cần xác định chi phí sản xuất và tính giá thành cá tra nguyên liệu;
Chi phí sản xuất quy về cho một hecta (đồng/ha mặt nước nuôi); Đơn vị tính năng suất cá tra nguyên liệu thống nhất tấn/ha mặt nước nuôi; Đơn vị tính giá thành cá tra nguyên liệu là đồng (VNĐ) cho một kg (đồng/kg) và được xác định tại nơi sản xuất.
Căn cứ các hướng dẫn tại Thông tư này, định kỳ ít nhất 2 lần/năm, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức điều tra, khảo sát chi phí sản xuất và tính giá thành cá tra nguyên liệu; tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát theo phụ lục kèm theo.
Đồng thời, gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi vào ngày 1/6 và ngày 1/12 hàng năm và Hiệp hội cá Tra Việt Nam để tổng hợp, công bố giá sàn cá tra nguyên liệu theo quy định tại Nghị định số 36/2014/NĐ-CP. Kinh phí cho việc khảo sát, điều tra xác định chi phí sản xuất, tính giá thành cá tra nguyên liệu áp dụng theo các quy định hiện hành về việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra được chi từ ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Có thể bạn quan tâm

Trong 10 tháng đầu năm 2012, phần lớn thời gian giá cá điêu hồng nuôi bè ở Tiền Giang nằm ở mức thấp hơn giá thành sản xuất nên người nuôi cá bị lỗ nặng. Đến nay, khi giá cá điêu hồng tăng mạnh trở lại với mức 3.000 - 4.000 đồng/kg so với tháng trước, thì các chủ bè lại không có cá để bán, bởi nhiều người nuôi cá điêu hồng đã phải treo bè hoặc bán bè từ những tháng trước...

Trồng cỏ nuôi bò nhốt không còn xa lạ gì với người dân nông thôn các xã vùng gò đồi huyện Cam Lộ (Quảng Trị) như Cam Thành, Cam Chính, Cam Nghĩa, nhưng với bà con nông dân thôn Bắc Bình, xã Cam Tuyền, câu chuyện chuyển đổi diện tích đất trồng hoa màu sang trồng cỏ nuôi bò vẫn là đề tài nóng hổi rất được quan tâm và trông đợi hiệu quả thiết thực mà mô hình mang lại.

Nuôi ba ba chi phí đầu tư thấp, nhẹ công chăm sóc, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít dịch bệnh nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lại khá cao. Đó là nhận định của những hộ dân nuôi ba ba xã Cần Đăng (Châu Thành - An Giang). Đây được xem là một trong những mô hình thoát nghèo hiệu quả của địa phương…

Nắm bắt nhu cầu thị trường, nông dân Nguyễn Thanh Lâm (30 tuổi) ở ấp 3, xã Mỹ Tân, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư trại giống chuyên cung cấp gà giống thả vườn. Gà giống của anh sản xuất ra đến đâu, bán hết đến đấy.

Những ngày qua, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhện đỏ hại sắn xuất hiện khiến người trồng sắn ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) vô cùng lo lắng.