Bổ sung vùng cấm khai thác hải sản

UBND tỉnh Kiên Giang vừa có quy định mới về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, về quy định phần khai thác thủy sản vẫn giữ nguyên các vùng khai thác theo quy định trước đây, gồm vùng biển ven bờ, vùng lộng, vùng khơi, vùng đệm giữa 2 tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và vùng cấm khai thác có thời hạn. Bổ sung mới vùng cấm khai thác từ bờ biển đến các điểm nối liền các điểm cách bờ biển ra 3 hải lý và cách các đảo, quần đảo ra 1 hải lý. Lý do là vùng này quy hoạch để nuôi trồng thủy sản ven biển, ven đảo theo Quyết định 1298/QĐ-UBND ngày 15.6.2011 của UBND tỉnh.
Mục đích của quy định vùng cấm khai thác nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, bảo vệ môi trường sống, sinh sản của các loài sinh vật biển cũng như tạo điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển, ven đảo, đảm bảo hài hòa giữa khai thác, bảo vệ nguồn lợi và nuôi trồng thủy sản...
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 12/6, tại xã Văn Sơn (Văn Bàn), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lào Cai phối hợp với Viện Nghiên cứu ngô (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình trình diễn giống ngô lai đơn LVN 092.

Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ ở các thành phố lớn, nhất là Hà Nội và TP.HCM, đang đặt ra vấn đề cấp bách là phải đào tạo nghề gắn với các mô hình sản xuất nông nghiệp, giúp người dân ven đô có sinh kế bền vững.

Phải bán dưới giá thành chăn nuôi, chịu lỗ thê thảm suốt thời gian dài, nay dịch heo tai xanh lại xảy ra và có dấu hiệu lan rộng, nhiều người chăn nuôi bán tháo đàn heo để chạy dịch. Người cầm cự cũng đang rất hoang mang, lo lắng.

Cách đây khoảng 20 năm, vùng đất Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau còn hoang hóa, người dân trồng lúa một năm 2 vụ vẫn không đủ ăn. Khi ấy gia đình Út Thanh (Trần Văn Thanh, 48 tuổi) được xem là hộ nghèo nhất xóm.

Chủ vườn cam cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm ở xã Trường An - TP Vĩnh Long.