Bổ sung vùng cấm khai thác hải sản

UBND tỉnh Kiên Giang vừa có quy định mới về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, về quy định phần khai thác thủy sản vẫn giữ nguyên các vùng khai thác theo quy định trước đây, gồm vùng biển ven bờ, vùng lộng, vùng khơi, vùng đệm giữa 2 tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và vùng cấm khai thác có thời hạn. Bổ sung mới vùng cấm khai thác từ bờ biển đến các điểm nối liền các điểm cách bờ biển ra 3 hải lý và cách các đảo, quần đảo ra 1 hải lý. Lý do là vùng này quy hoạch để nuôi trồng thủy sản ven biển, ven đảo theo Quyết định 1298/QĐ-UBND ngày 15.6.2011 của UBND tỉnh.
Mục đích của quy định vùng cấm khai thác nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, bảo vệ môi trường sống, sinh sản của các loài sinh vật biển cũng như tạo điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển, ven đảo, đảm bảo hài hòa giữa khai thác, bảo vệ nguồn lợi và nuôi trồng thủy sản...
Có thể bạn quan tâm

“Không chỉ là trưởng bản gương mẫu, đi đầu trong các phong trào của thôn, bản, giúp đỡ bà con từng bước xóa đói giảm nghèo, chị Lò Thị Việt ở bản Ho Luông 1 còn là điển hình phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu từ thất bại”, đó là chia sẻ của ông Khoàng Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Lay Nưa, T.X Mường Lay khi nói về nữ trưởng bản Lò Thị Việt. Cách đây 5 năm, cuộc sống của gia đình chị Việt còn nhiều thiếu thốn.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, việc canh tác cây ngô tại một số vùng trên địa bàn huyện có dấu hiệu chững lại cả về diện tích và năng suất. Làm gì để tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong thực hiện chiến lược phát triển cây ngô tại địa phương là nội dung cấp ủy, chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên môn trên địa bàn luôn quan tâm, trăn trở.

Chị Nhùng cho biết, hồi mới đến lập nghiệp, nơi đây hoang vắng, chỉ có vài mái nhà lá đơn sơ. "Vợ chồng tôi không có vốn liếng, không nhà, không đất, sống tạm trong căn lều tranh vách nứa mưa dột, nắng cháy da. Đất đai toàn sỏi với đá, cuốc rát tay mới được miếng đất trồng sắn ăn qua ngày” chị nhớ lại.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, dự kiến đến năm 2020 cả nước sẽ có 1,2 triệu ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó vùng ĐBSCL chiếm tới 90,8%, với khoảng 805.000 ha.

Tại huyện Kim Sơn (Ninh Bình), vụ tôm năm nay tôm thẻ chân trắng (TTCT) nuôi bị chết hàng loạt khiến nhiều hộ dân điêu đứng, để tiếp tục thả nuôi nhằm gỡ gạc vốn, người phải đi vay nặng lãi. Và lý do sống chết với con tôm của họ là bởi “ở cái đất này, không nuôi tôm, cua thì cũng chả biết làm gì để sống”.