Bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình

Hồ Hòa Bình có diện tích 16.700 ha, là tiềm năng lớn để phát triển ngành thủy sản của tỉnh.
Trên khu vực hồ có nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao như rầm xanh, anh vũ, chiên, lăng…
Hàng năm có gần 4.000 tấn sản phẩm thủy sản được khai thác và nuôi trồng vùng hồ, đem lại cuộc sống ổn định và tạo thu nhập cho hàng nghìn hộ nông dân.
Từ năm 2002 đến nay, hàng năm, tỉnh dành kinh phí bổ sung cho hồ trên 100 tấn cá giống các loại.
Nguồn cá giống bổ sung không những đã tận dụng được dinh dưỡng của hồ mà còn góp phần làm sạch môi trường giữ vững được sự cân bằng sinh thái cho thủy vực.
Cùng với đó, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp bảo về phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản.
Việc tổ chức lễ phát động phong trào bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được tỉnh tổ chức liên tiếp trong 3 năm (2011-1013) đã góp phần bổ sung nguồn lợi thủy sản cho hồ Hòa Bình, nguồn lợi thủy sản đã từng bước phục hồi.
Năm 2014, Tổng cục Thủy sản bắt đầu triển khai điểm thả bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên hồ Hòa Bình.
Theo đó, đã thả tổng số 34.200 con cá giống với 4 loài cá bỗng, chày mắt đỏ, lăng, trắm.
Năm 2015, Tổng cục Thủy sản tiếp tục thả bổ sung 57.100 con cá giống các loại gồm cá chày mắt đỏ, mè hoa, mè trắng, ngạnh, bỗng.
Buổi lễ mang đến thông điệp kêu gọi sự quan tâm, chung sức của các cấp, ngành, nhân dân cùng chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản vì thế hệ mai sau...
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, vườn ca cao của hộ gia đình bà Thu đã thu hoạch trái được hơn 2 năm. Mỗi năm được hai mùa trái, với diện tích là 1,5 ha, trồng được 1.400 cây ca cao, sản lượng hạt ca cao khô đạt rất cao trung bình mỗi vụ đều đạt khoảng gần 1,3 tấn/vụ, giá ca cao khô hiện tại là 58 ngàn đồng/kg. Trừ chi phí gia đình bà lãi được khoảng 120 triệu đồng/năm.

Ông Lê Văn Tẩu, ở ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, trồng 1,5ha dưa lê cho biết: Trồng dưa lê chỉ 2,5 tháng là thu hoạch, chi phí đầu tư thấp do ít sâu bệnh, sản phẩm làm ra được Cty Hồng Huế (Tiền Giang) và Cty Hoàng Vinh (TP.HCM) bao tiêu với mức giá ổn định từ 6.000 -10.000đ/kg, sau khi trừ hết chi phí lãi gần 200 triệu đồng.

Đại diện chợ Phạm Văn Hai cho biết giá tôm, mực có nhích lên do nhu cầu làm khô cho dịp tết nhiều. Thịt bò cũng tăng giá. Bò phi lê mỗi ký tăng 10.000 đồng lên mức 260.000 đồng/kg, thịt đùi 240.000-250.000 đồng/kg. Một tiểu thương cho biết do nguồn cung không đủ cầu nên giá có tăng.

Chuẩn bị cúng tất niên và đãi thợ, cuối tuần qua, chị Nguyễn Thị Hằng - vợ một nhà thầu xây dựng ngụ quận 7, TP HCM - gọi điện cho mối quen ở Long An đặt mua 10 con gà ta loại ngon thì được báo giá 90.000 đồng/kg (gà lông), tăng 10.000 đồng/kg so với giá bán cách nay 1 tháng với lý do “giá Tết”.

Với 4 nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt là trồng cây khỏe, bảo vệ thiên địch, thăm đồng thường xuyên, nông dân trở thành chuyên gia, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) do Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai đã góp phần tích cực trong việc giúp nông dân bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa tại địa phương.