Bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình

Hồ Hòa Bình có diện tích 16.700 ha, là tiềm năng lớn để phát triển ngành thủy sản của tỉnh.
Trên khu vực hồ có nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao như rầm xanh, anh vũ, chiên, lăng…
Hàng năm có gần 4.000 tấn sản phẩm thủy sản được khai thác và nuôi trồng vùng hồ, đem lại cuộc sống ổn định và tạo thu nhập cho hàng nghìn hộ nông dân.
Từ năm 2002 đến nay, hàng năm, tỉnh dành kinh phí bổ sung cho hồ trên 100 tấn cá giống các loại.
Nguồn cá giống bổ sung không những đã tận dụng được dinh dưỡng của hồ mà còn góp phần làm sạch môi trường giữ vững được sự cân bằng sinh thái cho thủy vực.
Cùng với đó, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp bảo về phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản.
Việc tổ chức lễ phát động phong trào bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được tỉnh tổ chức liên tiếp trong 3 năm (2011-1013) đã góp phần bổ sung nguồn lợi thủy sản cho hồ Hòa Bình, nguồn lợi thủy sản đã từng bước phục hồi.
Năm 2014, Tổng cục Thủy sản bắt đầu triển khai điểm thả bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên hồ Hòa Bình.
Theo đó, đã thả tổng số 34.200 con cá giống với 4 loài cá bỗng, chày mắt đỏ, lăng, trắm.
Năm 2015, Tổng cục Thủy sản tiếp tục thả bổ sung 57.100 con cá giống các loại gồm cá chày mắt đỏ, mè hoa, mè trắng, ngạnh, bỗng.
Buổi lễ mang đến thông điệp kêu gọi sự quan tâm, chung sức của các cấp, ngành, nhân dân cùng chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản vì thế hệ mai sau...
Có thể bạn quan tâm

Huyện Kbang có diện tích mặt nước tương đối lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Để phát huy lợi thế trên, huyện đã được tỉnh phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lòng hồ chứa C thủy điện Vĩnh Sơn.

Ông Trần Văn Hai, ở ấp Bình An, xã Long Bình được xem là người trồng bưởi da xanh đầu tiên trong huyện. Nhờ biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nên chỉ với 200 gốc bưởi da xanh cho trái năm 2012, đã mang về cho gia đình ông khoản lợi nhuận 120 triệu đồng từ 4 công bưởi.

Từ đầu tháng 7/2013 tới nay, việc tiêu thụ nông sản của nông dân tại các địa bàn trong tỉnh đã có chiều hướng tăng nhanh so với các tháng đầu năm. Riêng tháng 7 vừa qua, lượng nông sản được kiểm dịch thực vật và kiểm dịch động vật để vận chuyển nội địa và xuất khẩu do Chi cục Bảo vệ thực vật và Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT) thực hiện đã gồm 185,4 tấn rau thương phẩm (tăng 72 tấn so cùng kỳ), 387.380 cành hoa (tăng 59.880 cành so cùng kỳ), 14.113 con heo, 92 con trâu bò, 37.598 con gia cầm và trên 2,6 triệu quả trứng.

Hướng tới mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thời gian qua xã Xuân Phú (Xuân Trường) đã chọn lựa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương, đồng thời tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy mạnh thâm canh tăng vụ trong trồng trọt, khuyến khích phát triển chăn nuôi.

Nông dân xã Phương Hải (Ninh Hải) đang vào thu hoạch lúa vụ hè-thu, với năng suất bình quân ước đạt 6,5 tạ/sào, cá biệt một số hộ có năng suất đạt 7 đến 7,5 tạ/sào. Với giá lúa tươi hiện nay 4.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi khoảng 2 triệu đồng/sào.