Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bò sữa xứ dừa

Bò sữa xứ dừa
Ngày đăng: 14/09/2015

Ông Võ Văn Tám, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ba Tri cho biết, chăn nuôi bò thịt và bò sinh sản là nghề cho thu nhập chính của người dân trên địa bàn huyện. Trồng lúa để ăn và lấy rơm nuôi bò đem lại thu nhập cao. Con bò là vật nuôi xóa nghèo, làm giàu và ngày càng có nhiều hộ dân trở thành tỷ phú.

Trong vòng 10 năm trở lại đây giá bò thịt ổn định nên đàn bò ở Ba Tri tăng mạnh và ngày càng xuất hiện nhiều nông dân tỷ phú. Hiện tại Ba Tri có trên 84.000 con và bình quân mỗi xã có trên 10 hộ nuôi bò có tổng đàn trị giá trên 1 tỷ đồng. Giống bò Ba Tri đang được các tỉnh, thành ở khu vực ĐBSCL chọn mua giống về phát triển chăn nuôi.

Hội Nông dân tỉnh Bến Tre đã phối hợp với tổ chức phi chính phủ Heifer xây dựng Dự án phát triển đàn bò sữa từ nay đến năm 2019 cho nông dân huyện Ba Tri và được UBND tỉnh phê duyệt. Dự án bò sữa được triển khai thực hiện tại 6 xã (Phú Ngãi, Phú Lễ, An Bình Tây, Mỹ Nhơn, Mỹ Thạnh, An Phú Trung) với 1.800 hộ tham gia. Dự kiến đến 2019 đàn bò sữa sẽ có 3.600 con.

Tiêu chí hộ tham gia dự án phát triển đàn bò sữa là có sẵn bò cái nền lai Sind, đất trồng cỏ, chuồng trại, lao động… Dự án hỗ trợ tinh bò sữa gieo lên nền bò lai Sind để lai ra giống bò sữa F1; đầu tư khoảng 6 tỷ đồng xây dựng trạm thu mua sữa bò đặt tại ấp An Thạnh, xã An Bình Tây; chuyển giao kỹ thuật nuôi bò, lai tạo giống bò cho nông dân và thu mua sữa.

Ông Võ Văn Tám cho hay, dự án phát triển đàn bò sữa đến năm 2019 là giải pháp tái cơ cấu ngành chăn nuôi bền vững. Mục tiêu đến năm 2020 đàn bò trên toàn huyện Ba Tri sẽ đạt khoảng 145.000 con. Cùng với việc chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt, đàn bò sữa sẽ phát triển ít nhất 3.600 con.

Chăn nuôi bò theo hướng tập trung tiến lên trang trại SX hàng hóa để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo vệ sinh thú y, môi trường và an toàn thực phẩm.

Sau hơn 5 tháng triển khai, đến nay cán bộ dẫn tinh viên đã gieo tinh bò sữa cho hơn 50 con bò giống nền lai Sind tại địa phương. Trên nền giống bò sữa F1 sẽ tiếp tục gieo tinh nhân tạo để lai tạo ra giống bò sữa F2. Bò sữa lai F2 sẽ được nuôi và cho thu hoạch sữa. Nhà máy sữa Vinamilk sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm.

Bò sữa dòng lai F1 nuôi vẫn thu hoạch được sữa nhưng sản lượng chỉ khoảng 10 - 12 kg/ngày/con.

Còn bò sữa dòng lai F2 cho sản lượng khoảng 22 - 25 kg sữa/con/ngày. Với sản lượng sữa thu được nhân với giá hiện tại 12.000 đồng/kg thì sau 1 năm mỗi hộ nuôi 2 con bò sữa sẽ thu về lợi nhuận khoảng 80 - 96 triệu đồng. Việc đầu tư nuôi bò sữa vốn nặng hơn bò sinh sản nhưng lợi nhuận thu gấp 2 lần.

Ông Bùi Văn Thơm ở ấp Tân Điểm, xã Tân Xuân (Ba Tri) đang nuôi thử 5 con bò sữa F1 rất thành công.

Ông Thơm nói: "Do dự án mới triển khai nên chưa có trạm thu mua sữa, trước mắt tôi nuôi bò để sinh sản bán giống. Con giống bê sữa khoảng 5 - 6 tháng tuổi bán cao hơn bê thịt 4 triệu đồng. Khi trạm thu mua sữa đưa vào hoạt động, tôi sẽ nuôi với số lượng nhiều hơn.

Ở ấp Tân Điểm, ngoài tôi còn có 3 hộ đã đầu tư nuôi bò sữa trước khi dự án triển khai. Hiện bò trong giai đoạn mang thai".

Ông Võ Văn Trận, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Xuân cho biết: "Nông dân xã đã mạnh dạn đầu tư nuôi thử nghiệm bò sữa và bước đầu mang lại hiệu quả.

Sắp tới, hội sẽ tuyên truyền, vận động bà con đầu tư nuôi tiếp, đồng thời phối hợp với ngân hàng giải ngân vốn tín dụng cho nông dân chuyển sang nuôi bò sữa, tránh rủi ro về bò thịt, bò sinh sản...".


Có thể bạn quan tâm

Thoát nghèo nhờ nấm rơm Thoát nghèo nhờ nấm rơm

Từ nhiều năm nay, bà con nông dân xã Bình Trị, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) trồng nấm rơm ở quy mô hộ gia đình rất hiệu quả.

30/12/2015
Làm giàu từ mô hình kinh tế kết hợp Làm giàu từ mô hình kinh tế kết hợp

Để phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình và xã hội, đã có không ít nông dân mạnh dạn, năng động, dám nghĩ, dám làm, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điển hình như gia đình anh Đỗ Văn Xuân và chị Dư Thị Hương xóm Bãi, xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) nhờ trồng trọt kết hợp với nuôi lợn, nuôi gà mỗi năm cho thu nhập 70 – 80 triệu đồng.

30/12/2015
Làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu

Cái tên Cường “liều” đã quá quen thuộc với người dân xã Hùng Sơn (Hiệp Hòa - Bắc Giang). Từ đôi bàn tay trắng, không một thước đất cắm dùi, Ngô Quang Cường liều lĩnh bắt tay vào làm mô hình kinh tế trang trại ngay từ năm 24 tuổi. Sau nhiều lần thất bại, giờ đây Cường đã trở thành một chủ trang trại nuôi chim bồ câu lớn nhất huyện Hiệp Hòa.

30/12/2015
Ra tù với đôi chân liệt, vẫn thành tỷ phú nhờ bồ câu Ra tù với đôi chân liệt, vẫn thành tỷ phú nhờ bồ câu

Hai lần tù tội, ra tù với đôi chân bị liệt... nhưng nhờ lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ, của vợ cộng với sự nỗ lực của bản thân, Đỗ Văn Kỳ (thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội) đã trở thành tỷ phú với ngôi nhà 7 tầng nổi tiếng được gọi là “lâu đài Kỳ bồ câu”.

30/12/2015
Bà chủ trang trại gà - cá : Thất bại chỉ là tạm thời Bà chủ trang trại gà - cá : Thất bại chỉ là tạm thời

Chứng kiến khu trang trại mênh mông, với những ao nuôi cá cho doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, ít ai nghĩ người gây dựng nên cơ nghiệp này lại là một phụ nữ tuổi ngoài 50. Bà chủ của trang trại ấy là Nguyễn Thị Liệu, thôn Yên Lạc, xã Đồng Văn (huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc).

30/12/2015