Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bỏ Phố Về Quê Làm Rau Sạch

Bỏ Phố Về Quê Làm Rau Sạch
Ngày đăng: 22/04/2014

Sau ba năm cùng gia đình rời thành phố ồn ào, náo nhiệt về chốn miền quê làm rau sạch với hy vọng thoát nghèo, nhờ biết xác định đúng đối tượng cây, con cũng như biết áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nên đến nay, anh Khống Phúc Vịnh (phường Phước Hải, TP Nha Trang, Khánh Hòa) đã khá thành công với mô hình này.

Khi đến xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) toàn là đất cát, nghèo chất dinh dưỡng, không có nước tưới tiêu cho cây trồng, vất vả đè nặng lên bờ vai của người trụ cột trong gia gia đình.

Việc trước tiên, anh mua 5.000m2 đất, trong đó dành 2.500m2 để trồng 150 cây dừa xiêm, 2.500m2 đất còn lại trồng 50 luống rau sạch, với nhiều loại rau như rau cải ngọt, cải đắng, ngò (rau mùi), mồng tơi, hành lá, mướp, rau muống…

Để có nước phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, tưới tiêu cho vườn rau và lấy nước uống cho gia súc, gia cầm, anh đã khoan hai giếng khoan.

Theo cách làm của anh, anh phải phun thuốc cách thời điểm thu hoạch từ 7 – 10 ngày. Khi xuống giống phải dùng lưới che chắn tạo được độ mát cho cây con sinh trưởng phát triển khoảng 10 ngày sau tháo ra, xới đất bón phân cho cây. Còn vào mùa nắng nhất là tháng 2 đến tháng 5 (âm lịch) phải thường xuyên phun nước, hiện tại thời tiết tại địa phương rất nóng nên anh phải phun nước 3 lần/ngày. Phun nước đúng thời điểm giúp cho lá rau không bị hỏng hoặc úa, sáng phun lúc 6 giờ, trưa 10 giờ và phun lần còn lại từ 1,5 – 2 giờ chiều.

Anh cho biết, trồng rau nhanh cho thu hoạch, sau thời gian trồng từ 25 đến 30 ngày, gia đình hái rau bán. Mỗi tháng anh thu trung bình 15 triệu đồng, sau khi trừ chi phí anh thu lãi 7,5 triệu đồng/tháng, có lúc cao điểm thu lãi 10 triệu đồng. Nhờ có đầu ra tại chợ Thành (Khánh Hòa) nên gia đình anh không lo, sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó.

Nhờ làm rau sạch từ năm 2011 đến năm 2013 mà anh tích góp mua được 3 con bò sinh sản, 10 con lợn lớn nhỏ và trồng được 5 sào (5.000m2) ruộng lúa 2 vụ, chiếc xe gắn máy và đồ dùng sinh hoạt mới tinh trong gia đình anh cũng vừa mua.

Nguồn phân bò được anh tận dụng để bón cho rau nên tiết kiệm được chi phí mua phân bón. Vườn dừa xiêm của gia đình anh đang thu hoạch lứa đầu tiên từ 30 - 40 quả, dự kiến năm sau cho thu nhập hàng trăm quả dừa này sẽ có nguồn thu nhập thêm trong gia đình. Tính nhẩm, tổng thu nhập hiện nay cả vườn rau sạch, cây ăn trái, bò, lợn, gà, vịt thu về gần 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Với những kinh nghiệm đã tích lũy được, anh Vịnh sẵn sàng hướng dẫn, tư vấn cho những nông dân nào có nhu cầu học tập theo phương thức rau sạch này.

Ông Đặng Ngọc Trung - Chủ tịch hội nông dân xã Suối Tiên cho biết, mô hình trồng rau sạch hàng năm được hội tổ chức lớp học thường xuyên, phổ biến nhiều kiến thức sâu rộng và thực tế cho từng hộ nông dân. Trồng rau sạch đem lại nguồn thu nhập cao gấp 2 lần so với trồng lúa nước, mô hình trồng rau tương đối dễ, thời gian thu hoạch nhanh, nguồn thu ổn định. Nông dân Khống Phúc Vịnh rất năng động, hội đang đề xuất vào danh sách nông dân sản xuất giỏi với chương trình trồng rau sạch.


Có thể bạn quan tâm

Phòng trị bệnh thường gặp trên cá tra mùa mưa Phòng trị bệnh thường gặp trên cá tra mùa mưa

Đang mùa mưa lũ, chất lượng nước không đảm bảo, môi trường nuôi bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển nhiều. Lên kế hoạch phòng trị bệnh trên cá tra nuôi thời điểm này là rất cần thiết.

02/10/2015
70% đường nông thôn được bê tông, nhựa hóa 70% đường nông thôn được bê tông, nhựa hóa

Theo Chi cục Phát triển nông thôn Phú Yên, 5 năm qua, toàn tỉnh đã bê tông hóa hơn 1.800km đường nông thôn, góp phần nâng tỷ lệ đường nông thôn được bê tông và nhựa hóa lên 70%.

02/10/2015
Đồng bào Công giáo đóng góp 1.000 tỷ đồng xây dựng NTM Đồng bào Công giáo đóng góp 1.000 tỷ đồng xây dựng NTM

Sáng 30.9, tại TP.HCM, Ủy ban Đoàn kết Công giáo (UBĐKCG) Việt Nam tổ chức hội nghị toàn quốc biểu dương 180 đại biểu đại diện cho hơn 5.000 gương “người tốt, việc tốt” trong đồng bào Công giáo trên cả nước.

02/10/2015
Đề xuất đưa cây thốt nốt vào danh mục loài nguy cấp Đề xuất đưa cây thốt nốt vào danh mục loài nguy cấp

Ngày 29.9, ông Trần Anh Thư - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh An Giang cho biết: Sở vừa có văn bản chính thức kiến nghị UBND tỉnh trình Bộ NNPTNT bổ sung cây thốt nốt vào danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

02/10/2015
Dứt tình với gà lông trắng, nông dân sẽ nuôi loại nào Dứt tình với gà lông trắng, nông dân sẽ nuôi loại nào

Trước thực trạng nuôi gà lông trắng - loại gà công nghiệp đang được nuôi phổ biến- ngày càng không hiệu quả, người dân thua lỗ, đã có nhiều ý kiến cho rằng, nước ta nên bỏ nuôi giống gà này và chuyển sang nuôi gà lông màu.

02/10/2015