Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bỏ Phố Về Quê Làm Rau Sạch

Bỏ Phố Về Quê Làm Rau Sạch
Ngày đăng: 22/04/2014

Sau ba năm cùng gia đình rời thành phố ồn ào, náo nhiệt về chốn miền quê làm rau sạch với hy vọng thoát nghèo, nhờ biết xác định đúng đối tượng cây, con cũng như biết áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nên đến nay, anh Khống Phúc Vịnh (phường Phước Hải, TP Nha Trang, Khánh Hòa) đã khá thành công với mô hình này.

Khi đến xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) toàn là đất cát, nghèo chất dinh dưỡng, không có nước tưới tiêu cho cây trồng, vất vả đè nặng lên bờ vai của người trụ cột trong gia gia đình.

Việc trước tiên, anh mua 5.000m2 đất, trong đó dành 2.500m2 để trồng 150 cây dừa xiêm, 2.500m2 đất còn lại trồng 50 luống rau sạch, với nhiều loại rau như rau cải ngọt, cải đắng, ngò (rau mùi), mồng tơi, hành lá, mướp, rau muống…

Để có nước phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, tưới tiêu cho vườn rau và lấy nước uống cho gia súc, gia cầm, anh đã khoan hai giếng khoan.

Theo cách làm của anh, anh phải phun thuốc cách thời điểm thu hoạch từ 7 – 10 ngày. Khi xuống giống phải dùng lưới che chắn tạo được độ mát cho cây con sinh trưởng phát triển khoảng 10 ngày sau tháo ra, xới đất bón phân cho cây. Còn vào mùa nắng nhất là tháng 2 đến tháng 5 (âm lịch) phải thường xuyên phun nước, hiện tại thời tiết tại địa phương rất nóng nên anh phải phun nước 3 lần/ngày. Phun nước đúng thời điểm giúp cho lá rau không bị hỏng hoặc úa, sáng phun lúc 6 giờ, trưa 10 giờ và phun lần còn lại từ 1,5 – 2 giờ chiều.

Anh cho biết, trồng rau nhanh cho thu hoạch, sau thời gian trồng từ 25 đến 30 ngày, gia đình hái rau bán. Mỗi tháng anh thu trung bình 15 triệu đồng, sau khi trừ chi phí anh thu lãi 7,5 triệu đồng/tháng, có lúc cao điểm thu lãi 10 triệu đồng. Nhờ có đầu ra tại chợ Thành (Khánh Hòa) nên gia đình anh không lo, sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó.

Nhờ làm rau sạch từ năm 2011 đến năm 2013 mà anh tích góp mua được 3 con bò sinh sản, 10 con lợn lớn nhỏ và trồng được 5 sào (5.000m2) ruộng lúa 2 vụ, chiếc xe gắn máy và đồ dùng sinh hoạt mới tinh trong gia đình anh cũng vừa mua.

Nguồn phân bò được anh tận dụng để bón cho rau nên tiết kiệm được chi phí mua phân bón. Vườn dừa xiêm của gia đình anh đang thu hoạch lứa đầu tiên từ 30 - 40 quả, dự kiến năm sau cho thu nhập hàng trăm quả dừa này sẽ có nguồn thu nhập thêm trong gia đình. Tính nhẩm, tổng thu nhập hiện nay cả vườn rau sạch, cây ăn trái, bò, lợn, gà, vịt thu về gần 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Với những kinh nghiệm đã tích lũy được, anh Vịnh sẵn sàng hướng dẫn, tư vấn cho những nông dân nào có nhu cầu học tập theo phương thức rau sạch này.

Ông Đặng Ngọc Trung - Chủ tịch hội nông dân xã Suối Tiên cho biết, mô hình trồng rau sạch hàng năm được hội tổ chức lớp học thường xuyên, phổ biến nhiều kiến thức sâu rộng và thực tế cho từng hộ nông dân. Trồng rau sạch đem lại nguồn thu nhập cao gấp 2 lần so với trồng lúa nước, mô hình trồng rau tương đối dễ, thời gian thu hoạch nhanh, nguồn thu ổn định. Nông dân Khống Phúc Vịnh rất năng động, hội đang đề xuất vào danh sách nông dân sản xuất giỏi với chương trình trồng rau sạch.


Có thể bạn quan tâm

Xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp mở rộng giao thương Xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp mở rộng giao thương

Tại Hội nghị sơ kết hoạt động XTTM các tỉnh, thành phố phía Nam 6 tháng đầu năm 2015, nhiều ý kiến cho rằng, hoạt động XTTM thời gian tới muốn hiệu quả hơn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở Công Thương với Cục XTTM.

23/06/2015
Chư Pah khởi sắc sau 5 năm chuyển dịch cơ cấu cây trồng Chư Pah khởi sắc sau 5 năm chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Huyện Chư Pah-tỉnh Gia Lai có diện tích gần 1.000 km2 , trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 37.430 ha. Sau 5 năm, nền kinh tế nông nghiệp của huyện đã có nhiều thay đổi, đời sống nông dân có nhiều khởi sắc, một phần nhờ vào việc chuyển đổi đúng hướng cơ cấu cây trồng trên địa bàn.

23/06/2015
Khơi thông dòng chảy cho nông nghiệp, nông thôn Khơi thông dòng chảy cho nông nghiệp, nông thôn

Một thời gian ngắn nữa chính sách mới về tín dụng dành cho nông nghiệp, nông thôn sẽ có hiệu lực thi hành. Đây là tín hiệu mừng cho doanh nghiệp và nông dân, góp phần vào việc khơi thông nguồn vốn tín dụng phục vụ lĩnh vực này…

23/06/2015
Khi nông dân được trao cần câu Khi nông dân được trao cần câu

Nhằm trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật giúp cho nông dân, hàng năm, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học kỹ thuật và mở các lớp dạy nghề bám sát nhu cầu thực tế của hội viên.

23/06/2015
Sản xuất hàng hóa ở Yên Minh đã và đang theo đúng lộ trình Sản xuất hàng hóa ở Yên Minh đã và đang theo đúng lộ trình

“Trong những năm qua, nhằm đẩy mạnh phát triển trồng trọt, ngành Nông nghiệp huyện Yên Minh đã chuyển đổi thành công nhiều bộ giống cây trồng mới với năng suất, chất lượng vượt trội; phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của các địa phương. Qua đó nâng cao sản lượng lương thực, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa”. Đó là chia sẻ của đồng chí Hoàng Quang Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Minh.

23/06/2015