Bỏ Hoang Hơn 250ha Ruộng

Xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) có đến 40ha ruộng đất bị bỏ hoang 5 năm nay và đáng chú ý là có thôn tới hơn 50% số hộ dân bỏ ruộng không cấy với diện tích hơn 89.000m2.
Khi nói về tình trạng này, ông Trần Quốc Văn - Trưởng thôn 6 và cũng là thôn bỏ ruộng nhiều nhất xã lắc đầu ngao ngán: “Dân ở đây bỏ ruộng gần hết rồi, dù có nhiệt tình đi vận động bà con về với ruộng nhưng không còn mấy ai mặn mà nữa. Toàn thôn có 89.420m2 đất bỏ không sản xuất của 165 hộ, chiếm hơn 50% số hộ của thôn”.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Đỗ Tác Đề - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tú Sơn cho biết: “Ngoài thôn 6, nhiều thôn khác trên địa bàn xã cũng đang xảy ra tình trạng nông dân bỏ ruộng, không sản xuất. Nguyên nhân có rất nhiều, trước hết do ở xã có một số khu đồng bị ô nhiễm nghiêm trọng do hệ thống thủy lợi bị phá vỡ. Hai là, nông dân không thiết tha với sản xuất do lãi ít, phải đầu tư nhiều nên đã đi làm việc khác. Thứ ba là do bà con ở Tú Sơn vẫn có tập quán 1 năm chỉ cấy 1 vụ, ăn 2 vụ nên thường xuyên có diện tích bị bỏ không trong vụ mùa. Việc bỏ ruộng không sản xuất lác đác từ năm 2008, còn từ 2010 đến nay thì người dân bỏ hàng loạt”.
Cũng giống như nông dân Tú Sơn, vì không điều chế được nguồn nước vào cánh đồng Bà Chèo nên 5 năm nay, người dân xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên chỉ cấy được 1 vụ chiêm, còn vụ mùa bỏ trắng 15ha ruộng. Anh Vũ Đức Đào, ở xóm Bến có 2 sào ruộng bỏ hẳn không cấy vụ nào. Chia sẻ với NTNN, anh Đào nói: “Cấy có ăn thua gì đâu, mà có cấy thì lỗ thêm thôi. Tôi để mặc ruộng đầm đấy, ai thích cấy thì cấy nhưng cũng chẳng có ai buồn xin cấy cả”.
Theo khảo sát của phóng viên NTNN, tình trạng nông dân bỏ ruộng cũng diễn ra ở một số xã khác của huyện Thủy Nguyên như Tam Hưng, An Lư, Gia Minh… Hiện nay, huyện Thủy Nguyên còn có 60ha ruộng kẹt giữa các dự án không thể cấy trồng vì ô nhiễm, vì khó khăn nguồn nước tưới và vì nông dân không thấy lợi ích từ cây lúa.
Theo theo thống kê của Sở NNPTNT Hải Phòng, hiện nay diện tích ruộng nông dân bỏ không canh tác trên toàn thành phố là gần 250ha, trong đó đất không canh tác do thiếu nước, kẹt giữa các dự án khoảng hơn 150ha...
Có thể bạn quan tâm

"Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới nhưng người nuôi trồng vẫn còn quá khổ". Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, đánh giá như vậy tại hội nghị “Tìm giải pháp nâng cao chất lượng, giảm giá thành thức ăn chăn nuôi” do Bộ NN-PTNT tổ chức ở TPHCM ngày 6-12

Qua trồng khảo nghiệm tại T.X Sông Công (Thái Nguyên), cây bí xanh bước đầu cho thấy ưu điểm nổi bật với thời gian sinh trưởng ngắn, dễ trồng, cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần so với các cây trồng truyền thống khác như lạc, đỗ

Theo thống kê chưa đầy đủ, ở vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (tỉnh Trà Vinh), hiện có gần 3000 hộ dân đang tiếp tục thả nuôi tôm sú lấp vụ trở lại (vụ 2), trên diện tích nuôi bị thiệt hại trước đây, với khoảng 250 triệu con tôm sú, trên 3.200 ha.

Gần đây, tại vùng ven TP.HCM có khá nhiều người từ các vùng quê lên Sài Gòn để làm... nông dân. Họ dựng chòi, quây bạt sống thành xóm nhỏ nằm gần những cánh đồng lúa, ruộng hoa màu... sát bên những dãy nhà cao tầng.

Kinh nghiệm của Ấn Ðộ trong việc dùng kết hợp hai hệ thống sục khí trong cùng một ao nuôi tôm đã làm tăng đều lượng ôxy trong toàn ao nuôi, giảm dịch bệnh và nâng cao sản lượng