Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bò - Giun - Lươn

Bò - Giun - Lươn
Ngày đăng: 19/11/2013

Nuôi bò nhốt chuồng, lấy phân bò nuôi giun quế, lấy giun quế nuôi lươn, làm thức ăn chăn nuôi. Mô hình khép kín trên cho gia đình anh Vũ Văn Hòa, xóm 12, thôn Thăng Long, xã Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình thu nhập mỗi năm khoảng 300 triệu đồng.

Dẫn chúng tôi tham quan mô hình, anh Hòa cho biết đầu năm 2010 anh vay vốn đầu tư hệ thống chuồng trại và 3 cặp bò sinh sản về nuôi nhốt. Đồng thời lên Trung tâm Nghiên cứu bò & đồng cỏ Ba Vì (Hà Nội) học hỏi kinh nghiệm. Đến nay đàn bò đã sinh sản được trên chục con. Qua hạch toán trừ chi phí lãi luôn đạt trên 1 triệu/con/tháng.

Dù đã có hầm biogas để xử lí chất thải, song với số lượng phân quá lớn làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, anh đã tìm tòi học hỏi kỹ thuật nuôi giun quế để khắc phục. Ban đầu chỉ nuôi giun với diện tích 2 m2, đến nay anh đã mở rộng lên 200 m2.

“Cách xây chuồng nuôi giun rất đơn giản, nền chuồng phải dốc nước có thể dùng khay nhựa, thau nhựa để dễ thoát nước, xung quanh có mái che nắng mưa, tránh cóc, chuột kiến, ngập nước và ánh sáng mặt trời. Thức ăn chủ yếu của giun là phân bò, phân gia súc gia cầm, rơm rạ, rau, củ, quả loại thải. Giun quế được nuôi quanh năm, mỗi lứa từ 45 - 50 ngày. Sản lượng thu được từ 3 - 5 kg/m2 với giá bán từ từ 70.000 - 100.000 đ/kg", anh chia sẻ.

Việc tận dụng phế phẩm nông nghiệp để SX đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Nhiều nông dân các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hưng Yên, Hòa Bình đã đến học hỏi kinh nghiệm và mua giun giống. Ngoài bán giống, lượng giun còn lại anh để làm thức ăn cho gà, vịt. Phân giun bón lúa, rau màu rất tốt.

Đầu năm 2012 anh nuôi lươn bán công nghiệp để tận dụng giun quế làm thức ăn cho lươn. Anh dùng lưới nilon may thành 3 lồng nuôi lươn, mỗi lồng có chiều ngang 5 m, dài 6 m, cao 2 m, đáy ghìm sâu xuống bùn 20 cm, trên mặt nước thả bèo tây để đảm bảo độ che mát và ánh sáng, thanh lọc nước. Nhờ vậy mà lươn ít bị bệnh.

Mỗi năm anh nuôi 2 lứa lươn, vụ xuân hè nuôi 4 tháng, vụ thu đông nuôi 5 - 6 tháng. Mùa đông giữ nhiệt độ cho lươn bằng cách thả nhiệt kế vào nước và dùng đèn hồng ngoại thắp trên mặt ao, theo dõi, để nhiệt độ trên 20 độ C. Với mật độ thả từ 40 - 50 con/m2 mỗi lứa anh thu được 3 - 4 tạ lươn, bán giá bình quân 150.000 đ/kg rất đắt khách.

Mô hình bò - giun - lươn đã cho gia đình anh Hòa thu nhập khoảng 25 triệu đ/tháng. Trong thời gian tới anh sẽ vào Nam mua lươn giống để về mở rộng diện tích nuôi trên cạn.


Có thể bạn quan tâm

Một Số Diện Tích Có Thể Nhiễm Rầy Nặng Một Số Diện Tích Có Thể Nhiễm Rầy Nặng

Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Tháp, lứa rầy cám mới sẽ nở rộ từ ngày 22 - 31/8 gây hại trên trà lúa đẻ nhánh - làm đòng chủ yếu ở mức nhẹ, trung bình; cục bộ một số diện tích có thể nhiễm nặng do có nhiều lứa rầy gối nhau, tích lũy mật số từ đầu vụ.

25/08/2014
Giải Pháp Cho Cánh Đồng Mẫu Lớn Vị Thanh Giải Pháp Cho Cánh Đồng Mẫu Lớn Vị Thanh

Với mục tiêu tiết giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, đảm bảo quá trình canh tác cho cả 3 vụ lúa trong năm, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân có đất ruộng trong cánh đồng mẫu lớn (CĐML) tại địa phương mạnh dạn liên kết lại để cùng nhau bơm tát tập trung trên cùng khu vực sản xuất.

25/08/2014
Ổn Định Khoản Lãi 600 Triệu Đồng/ha/năm Ổn Định Khoản Lãi 600 Triệu Đồng/ha/năm

HTX Nông nghiệp An Phú, Đức Trọng đang xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau xanh với nhiều đối tác trong và ngoài nước, nhằm hướng đến ổn định khoản lãi từ 500 - 600 triệu đồng/ha/năm.

25/08/2014
Tân Sơn Chú Trọng Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Tân Sơn Chú Trọng Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng

Tân Sơn là huyện có diện tích đất rừng khá lớn, trong tổng số hơn 68 nghìn ha đất tự nhiên thì có tới ¾ là đất rừng. Vì vậy công tác bảo vệ và phát triển rừng được huyện đặc biệt quan tâm.

25/08/2014
Thanh Lý Rừng Trồng Phòng Hộ Ở Núi Thành, Duy Xuyên Thanh Lý Rừng Trồng Phòng Hộ Ở Núi Thành, Duy Xuyên

UBND tỉnh vừa quyết định thanh lý hơn 27,6ha rừng trồng bị thiệt hại do bão số 11 năm 2013 gây ra tại lô a, khoảnh 8 và 9, tiểu khu 597, xã Tam Sơn; lô a, b, c, d, e, f, g, h, i, khoảnh 2, tiểu khu 608, xã Tam Trà thuộc khu vực Núi Huỳnh (huyện Núi Thành) nằm trong lâm phận của Ban quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh. Khu vực nêu trên trồng keo tai tượng vào năm 2008.

25/08/2014