Bình Thuận trồng thêm 500 héc ta thanh long ruột tím hồng

Trao đổi với TBKTSG cuối tuần qua, ông Trần Ngọc Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu cho biết, khác với thanh long ruột trắng phải thu hoạch trong vòng 6 - 7 ngày khi chín, giống thanh long ruột tím hồng có thể để từ 15 - 20 ngày trên cây mới thu hoạch vẫn ngon. Thanh long ruột tím hồng có vị ngọt, dai và thơm hơn thanh long ruột trắng. Đặc biệt sau khi hái xuống có thể để đến 60 ngày vẫn không bị hư.
Hiện nay Công ty thanh long Hoàng Hậu có diện tích gần 400 héc ta thanh long, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang thị trường châu Âu, đến 90%.
Theo số liệu của Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích thanh long cả nước hiện nay khoảng 28.700 héc ta, trong đó riêng Bình Thuận chiếm tới 21.000 héc ta, sản lượng thanh long hàng năm khoảng 400.000 tấn, phấn lớn được xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.
Hiện giá thanh long tại vườn ở Bình Thuận dao động 6.000 - 10.000 đồng/kg, những người trồng thanh long cho hay giá bán này mới hòa vốn, thậm chí có người bị lỗ.
Có thể bạn quan tâm

Phát huy hiệu quả mô hình cánh đồng mẫu lớn từ những vụ sản xuất trước, vụ xuân năm nay huyện Cẩm Khê chỉ đạo nhân rộng cánh đồng sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, ba cùng: Cùng trà, cùng giống, cùng áp dụng biện pháp kỹ thuật ở 12 xã, thị trấn với tổng diện tích thực hiện là 768ha.

Sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Điện Phong đã huy động hơn 54 tỷ đồng tập trung bê tông hóa 54km đường giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, kiên cố hóa 11km kênh mương thủy lợi cùng nhiều công trình phúc lợi xã hội khác.

Cuối tuần rồi, lên xã Tam Dân thuộc huyện Phú Ninh dự tiệc mừng nhà mới của đứa bạn thời sinh viên, Tư tôi thấy vợ chồng anh Sáu Ngọc Tú cùng mấy người làm công đang thu hoạch vườn chuối mốc. Gia đình anh Sáu có 1 sào đất vườn, hàng chục năm nay quanh đi quẩn lại họ cũng chỉ biết trồng sắn. Tuy nhiên, do năng suất củ sắn tươi đạt không cao, giá bán sản phẩm lại quá thấp nên vụ nào loại cây trồng này cũng cho mức lãi ròng rất ít, thậm chí có mùa thâm luôn cả vốn.

Trước thực trạng dịch bệnh hoành hành trên những vườn tiêu Tiên Phước và sự khan hiếm nguồn giống gốc sạch bệnh, thời gian qua, đã có nhiều đề tài, mô hình, dự án nghiên cứu nhằm phục hồi và phát triển loài cây bản địa này. Giai đoạn 2012 - 2013, Trạm Bảo vệ thực vật huyện cũng đã tiến hành một số mô hình liên quan tới phục hồi và phát triển giống tiêu bản địa.

Ngày 21.12.2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định Số 35/2012/QĐ-UBND quy định thực hiện “Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2015” (gọi tắt là Cơ chế 35). Sau 2 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.