Bình tuyển 18 ngàn cây dừa mẹ để cải tạo giống dừa trong sản xuất đại trà

Trồng mới 90ha vườn dừa đạt chuẩn vườn dừa giống để đáp ứng nhu cầu cây dừa giống cho các năm sau. Tập huấn kỹ thuật chăm sóc dừa mẹ và sản xuất giống dừa nhằm thực hiện tốt việc quản lý giống cho 95% nông dân tham gia.
Địa bàn thực hiện tại 22 xã của 5 huyện: Châu Thành, Bình Đại, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc (Bến Tre). Năm 2014, dự án chọn nông dân tham gia thiết lập vườn dừa giống với diện tích 28ha. Nông dân tham gia mô hình mẫu được hỗ trợ 50% giá trị cây giống. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật và các quy định của pháp luật về quản lý giống cho nông dân với số lượng 18 lớp, mỗi lớp 40 nông dân. Bình tuyển 3.600 cây dừa mẹ. Khảo sát chọn những vườn dừa từ 10 năm tuổi trở lên, không xen lẫn giữa nhóm dừa cao và dừa lùn. Trong đó, hơn 60% cây dừa giống khuyến cáo, hướng dẫn nông dân đăng ký bình tuyển cây dừa mẹ.
Dự án đã thiết lập vườn dừa giống cho nông dân đăng ký tham gia. Qua khảo sát, nông dân chưa đủ điều kiện, do nông dân có nhu cầu trồng xen, không trồng mới. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật thiết lập vườn dừa giống kỹ thuật canh tác cây dừa và các quy định. Đã tập huấn 18 lớp với 681 nông dân tham gia. Bình tuyển dừa mẹ theo tiêu chuẩn tạm thời được 3.552 cây so với kế hoạch 3.600 cây. Tổng kinh phí thực hiện 125,8 triệu đồng.
Dự án được sự quan tâm sâu sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự nhiệt tình hỗ trợ của các địa phương. Tuy nhiên, khó khăn là việc thiết lập vườn dừa giống chưa thực hiện được do đa số diện tích nông dân đã chuyển sang trồng dừa trước khi triển khai dự án, nay không còn đất để trồng mới. Nông dân chưa hiểu được tầm quan trọng của việc tuyển chọn giống dừa có năng suất và chất lượng tốt để cung ứng cho người trồng nên chưa mạnh dạn đăng ký bình tuyển cây dừa mẹ.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 10-9, ông Tiết Tiến Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau, cho biết vừa tiêu hủy 120 con tôm thẻ chân trắng bố mẹ nuôi vỗ trong bể ương của Trại sản xuất tôm giống Hoàng Duy (ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, Cà Mau) do ông Chu Hoàng Thái làm chủ.

Trạm Khuyến nông huyện Vân Canh (Bình Định) vừa đưa vào nuôi thử nghiệm mô hình cá chình bông thương phẩm ở hai hộ gia đình ông Ung Minh Hải ở thôn 3, thị trấn Vân Canh và ông Phạm Văn Thanh ở thôn Hiển Đông, xã Canh Hiển. Tổng chi phí đầu tư cho mô hình gần 100 triệu đồng với lượng giống cá chình ban đầu thả nuôi là 70kg (loại giống có kích cỡ 100g/con).

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2015 với mục tiêu đặt ra là khống chế diện tích dịch bệnh nguy hiểm dưới 5% diện tích thả nuôi; kiểm dịch 90% giống thủy sản sản xuất trong tỉnh; kiểm tra 80% giống tôm thẻ nhập từ ngoài tỉnh về trước lúc thả nuôi; 100% mẫu tôm bệnh, tôm giống được xét nghiệm và trả kết quả không quá 24 giờ.

Vào đầu tháng 8 Âm lịch hằng năm, nhiều địa phương ở Nghệ An lại bắt đầu thả cá giống vụ 3 trên ruộng lúa vùng sâu trũng, nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập trong những tháng mùa nước nổi. Nuôi cá trên ruộng lúa (cá vụ 3) vùng thấp trũng đã trở thành nghề của nhiều hộ dân.

Trong những năm gần đây, Quỳnh Lâm còn là xã đi đầu trong việc phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng thay đổi diện mạo nông thôn, mang lại đời sống ấm no cho người nông dân.