Bình tuyển 18 ngàn cây dừa mẹ để cải tạo giống dừa trong sản xuất đại trà

Trồng mới 90ha vườn dừa đạt chuẩn vườn dừa giống để đáp ứng nhu cầu cây dừa giống cho các năm sau. Tập huấn kỹ thuật chăm sóc dừa mẹ và sản xuất giống dừa nhằm thực hiện tốt việc quản lý giống cho 95% nông dân tham gia.
Địa bàn thực hiện tại 22 xã của 5 huyện: Châu Thành, Bình Đại, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc (Bến Tre). Năm 2014, dự án chọn nông dân tham gia thiết lập vườn dừa giống với diện tích 28ha. Nông dân tham gia mô hình mẫu được hỗ trợ 50% giá trị cây giống. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật và các quy định của pháp luật về quản lý giống cho nông dân với số lượng 18 lớp, mỗi lớp 40 nông dân. Bình tuyển 3.600 cây dừa mẹ. Khảo sát chọn những vườn dừa từ 10 năm tuổi trở lên, không xen lẫn giữa nhóm dừa cao và dừa lùn. Trong đó, hơn 60% cây dừa giống khuyến cáo, hướng dẫn nông dân đăng ký bình tuyển cây dừa mẹ.
Dự án đã thiết lập vườn dừa giống cho nông dân đăng ký tham gia. Qua khảo sát, nông dân chưa đủ điều kiện, do nông dân có nhu cầu trồng xen, không trồng mới. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật thiết lập vườn dừa giống kỹ thuật canh tác cây dừa và các quy định. Đã tập huấn 18 lớp với 681 nông dân tham gia. Bình tuyển dừa mẹ theo tiêu chuẩn tạm thời được 3.552 cây so với kế hoạch 3.600 cây. Tổng kinh phí thực hiện 125,8 triệu đồng.
Dự án được sự quan tâm sâu sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự nhiệt tình hỗ trợ của các địa phương. Tuy nhiên, khó khăn là việc thiết lập vườn dừa giống chưa thực hiện được do đa số diện tích nông dân đã chuyển sang trồng dừa trước khi triển khai dự án, nay không còn đất để trồng mới. Nông dân chưa hiểu được tầm quan trọng của việc tuyển chọn giống dừa có năng suất và chất lượng tốt để cung ứng cho người trồng nên chưa mạnh dạn đăng ký bình tuyển cây dừa mẹ.
Có thể bạn quan tâm

Việt Nam đang tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập vừa mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đưa đến không ít thách thức đối với nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Để tận dụng tối đa cơ hội, vượt qua thách thức, ngành nông nghiệp đang ra sức tái cơ cấu nhằm nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp cận đô thị, huyện Cẩm Khê đã đưa mô hình nuôi lươn không bùn vào nuôi ở 2 xã Sai Nga và Đồng Cam mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là mô hình của ông Nguyễn Quốc Khải ở khu Đồng Kệ xã Đồng Cam và chị Nguyễn Thị Thủy ở khu 5 xã Sai Nga, nuôi lươn trên bể xi măng lót bạt không bùn để cung ứng cho thị trường sản phẩm lươn sạch.

J02 là giống lúa thuần có nguồn gốc từ Nhật Bản do Viện Di truyền nông nghiệp nhập nội và tuyển chọn, đã được đưa vào trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh khoảng 5- 6 năm nay.

Người dân ở miền núi được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24.9.2010 của Chính phủ đã bảo vệ hiệu quả diện tích rừng được giao. Sở NN&PTNT đã xây dựng phương án nâng mức chi trả DVMTR cho những khu vực có mức giá thấp.

Dù ngư trường đánh bắt rộng lớn với nhiều loại thủy hải sản phong phú, đa dạng, nhưng từ đầu tháng 2 cho đến cuối tháng 6 (âm lịch), ngư dân thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) lại chọn đánh bắt tôm hùm, mực nang... Chính hai loại đặc sản này đã mang lại thu nhập cao cho ngư dân sau mỗi chuyến ra khơi...