Bình tuyển 18 ngàn cây dừa mẹ để cải tạo giống dừa trong sản xuất đại trà

Trồng mới 90ha vườn dừa đạt chuẩn vườn dừa giống để đáp ứng nhu cầu cây dừa giống cho các năm sau. Tập huấn kỹ thuật chăm sóc dừa mẹ và sản xuất giống dừa nhằm thực hiện tốt việc quản lý giống cho 95% nông dân tham gia.
Địa bàn thực hiện tại 22 xã của 5 huyện: Châu Thành, Bình Đại, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc (Bến Tre). Năm 2014, dự án chọn nông dân tham gia thiết lập vườn dừa giống với diện tích 28ha. Nông dân tham gia mô hình mẫu được hỗ trợ 50% giá trị cây giống. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật và các quy định của pháp luật về quản lý giống cho nông dân với số lượng 18 lớp, mỗi lớp 40 nông dân. Bình tuyển 3.600 cây dừa mẹ. Khảo sát chọn những vườn dừa từ 10 năm tuổi trở lên, không xen lẫn giữa nhóm dừa cao và dừa lùn. Trong đó, hơn 60% cây dừa giống khuyến cáo, hướng dẫn nông dân đăng ký bình tuyển cây dừa mẹ.
Dự án đã thiết lập vườn dừa giống cho nông dân đăng ký tham gia. Qua khảo sát, nông dân chưa đủ điều kiện, do nông dân có nhu cầu trồng xen, không trồng mới. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật thiết lập vườn dừa giống kỹ thuật canh tác cây dừa và các quy định. Đã tập huấn 18 lớp với 681 nông dân tham gia. Bình tuyển dừa mẹ theo tiêu chuẩn tạm thời được 3.552 cây so với kế hoạch 3.600 cây. Tổng kinh phí thực hiện 125,8 triệu đồng.
Dự án được sự quan tâm sâu sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự nhiệt tình hỗ trợ của các địa phương. Tuy nhiên, khó khăn là việc thiết lập vườn dừa giống chưa thực hiện được do đa số diện tích nông dân đã chuyển sang trồng dừa trước khi triển khai dự án, nay không còn đất để trồng mới. Nông dân chưa hiểu được tầm quan trọng của việc tuyển chọn giống dừa có năng suất và chất lượng tốt để cung ứng cho người trồng nên chưa mạnh dạn đăng ký bình tuyển cây dừa mẹ.
Có thể bạn quan tâm

Vụ việc cho thấy thị trường mua bán thanh long tại tỉnh Bình Thuận chưa thực sự an toàn. Công an huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận hiện đang tiến hành điều tra vụ giả thương lái lừa đảo nhà vườn trồng thanh long ở thôn Dân Bình, xã Hàm Kiệm.

Cái Bè là một huyện có diện tích trồng xoài lớn nhất tỉnh Tiền Giang, chủng loại đa dạng như: xoài Cát Hòa Lộc, xoài cát chu, xoài 3 mùa mưa, xoài Đài Loan, xoài Thái… tập trung ở các xã Hòa Hưng, Tân Thanh, Tân Hưng, An Hữu, An Thái Đông, Mỹ Lương, An Thái Trung, Mỹ Đức Tây…

Cây thanh long được xem là cây trồng lợi thế của Bình Thuận. Với diện tích đến nay khoảng 30.000 ha, sản lượng trên 500.000 tấn (chiếm khoảng 80% diện tích và sản lượng cả nước), thanh long Bình Thuận đang trở thành thương hiệu nổi tiếng ở trong nước và còn ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều hộ, nhiều vùng trồng thanh long không chỉ xóa được đói, giảm được nghèo mà còn nhanh chóng trở nên sung túc, giàu có.

Nhiều năm liền, anh Đoàn Văn Tâm ở ấp Mỹ Vĩnh, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã chủ động xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ, khắc phục tình trạng "được mùa, rớt giá", góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình.

Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, dịch vụ, thương mại Bình Lộc là mô hình điểm sản xuất giỏi trong phong trào xây dựng nông thôn mới của TX.Long Khánh (Đồng Nai). Nhiều xã viên khá lên, thậm chí làm giàu nhờ ứng dụng tốt khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thực hành sản xuất theo quy trình VietGAP để sản xuất trái cây sạch cung ứng cho thị trường.