Bình tĩnh trước cơn sốt hành tím

Giá giống hành tím lên cao
Ông Huỳnh Bạc Thiện - Bí thư khóm Cà Sang, phường 2, thị xã Vĩnh Châu, vừa là cán bộ địa phương vừa là một nông dân có kinh nghiệm trồng hành nhiều năm, cho biết: “Đến thời điểm này giá hành giống ở mức 30.000 đồng/kg. Đến vụ trồng rộ thì giá có thể đẩy lên khoảng 50.000-60.000 đồng/kg”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Thiện giải thích: “Nguyên nhân giá hành giống tăng là do vụ rồi giá hành xuống quá thấp, rồi sau đó được các cơ quan, doanh nghiệp giúp đỡ mua hành cho nông dân, dẫn đến giá hành thương phẩm được đẩy lên khá cao. Chính vì vậy nhiều nông dân vẫn muốn tiếp tục giữ diện tích trồng hành”.
Còn ông Huỳnh Bạc Lợi ở cùng khóm Cà Sang bộc bạch: “Mấy chục năm nay dân ở đây đã quen với trồng hành tím, nguồn sống duy nhất cũng nhờ hành tím. Thói quen canh tác bấy lâu nay không dễ bỏ được. Hơn nữa, dù sao thì đất đai ở đây vẫn hợp nhất là trồng hành tím, vì vậy tôi vẫn tiếp tục chuẩn bị khoảng 500kg hành giống để làm gần 6 công hành”.
Trước tình hình giá hành đang có chiều hướng tăng nhiều người có vốn đang đổ xô đi mua hành để trữ rồi bán ra, còn những hộ ít vốn thì cũng tranh thủ mua hành để chuẩn bị giống cho vụ hành tới, vì nếu để đến lúc xuống giống mới mua thì sợ không có đủ tiền.
Nên tập trung thị trường nội
Thị xã Vĩnh Châu từ lâu nổi tiếng là thủ phủ hành tím, với diện tích từ 5.000-7.000ha/năm, tổng sản lượng đạt khoảng 130.000 tấn. Thị trường xuất khẩu hành tím chủ yếu là Indonesia. Tuy nhiên, khoảng 2 năm nay, Indonesia bất ngờ ngừng nhập khẩu vì họ vừa trồng thành công giống hành này. Vì thế, tháng 4 vừa rồi, 50.000 tấn hành tím ở Vĩnh Châu bị tắc đầu ra, có thời điểm giá chỉ còn 3.000-4.000 đồng/kg.
Trao đổi về giải pháp tiêu thụ lâu dài cho vùng hành tím Vĩnh Châu, ông Ngô Minh Trạng – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng cho rằng: “Bây giờ chúng ta nên tập trung cho thị trường tiêu thụ nội địa, chứ xuất khẩu thì không thể xuất nữa. Thị trường nước ngoài thì xem như đã hết cửa vì họ không có nhu cầu, chỉ có một số nước châu Á có tiêu thụ hành của mình nhưng hiện giờ họ cũng đã tự trồng được”.
Sau lần rớt giá thảm hại hồi tháng 4.2015 và được một số “hiệp sĩ” giải cứu giúp tiêu thụ, tên gọi “hành tím Vĩnh Châu” đã được cả nước biết đến nên việc tổ chức tiếp thị, tiêu thụ trong tương lai có thể khả quan hơn. Tuy nhiên, vẫn còn đó những khó khăn trong cách tổ chức phân phối sản phẩm: “Cách tiếp cận của các doanh nghiệp kinh doanh hành tím ở Vĩnh Châu vẫn còn yếu, vì siêu thị muốn giá cố định mà mình lại đòi giá cao, nhưng tôi nghĩ sắp tới sẽ có điều chỉnh - ông Huỳnh Ngọc Vân – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Sóc Trăng nhận định.
Theo ông Vân, cho dù các doanh nghiệp tiêu thụ tại chợ đầu mối ở TP.Hồ Chí Minh có ký kết hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ, tuy nhiên họ cũng yêu cầu lượng hành phải cung cấp đều. Vì vậy, để đáp ứng thì phải có giải pháp trữ hành và ghép người trồng vào vùng trồng với tiêu chuẩn GAP để giữ chất lượng...
Có thể bạn quan tâm

Năng suất lúa bình quân đạt 57,3 tạ/ha, tăng 2,1%, sản lượng tăng 1,1%; so với năm 2013. Cây bắp năng suất ước đạt 54,8 tạ/ha, sản lượng 57.746 tấn. So với kế hoạch, năng suất tăng 3,4%, sản lượng tăng 2,1%. Các loại cây trồng ngắn ngày, cây chủ lực như mía và mì đều tăng trưởng đạt kế hoạch về diện tích, sản lượng.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn nguyên liệu không ổn định. “Mỗi khi nguồn hàng khan hiếm, ngoài việc phải cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp trên địa bàn, công ty phải tổ chức đi mua ở các tỉnh lân cận mới đủ hàng sản xuất, nên chi phí đầu vào đội lên”-ông Quỳnh than.

Cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền Tân An, xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi), một trong 6 cơ sở được tỉnh duyệt đủ tiêu chuẩn đóng mới, thời điểm này khá nhộn nhịp. Chỉ vào đôi tàu có công suất gần 600CV vừa hoàn thành đóng mới và đã làm lễ hạ thủy, ông Cao Minh Êm, thôn Tân An vui mừng, bảo: “Con tàu cứng cáp lắm.

Trong khi nhiều chủ trang trại, gia trại chăn nuôi gặp khó khăn do thiếu vốn, dịch bệnh và thị trường bấp bênh thì mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Đào Văn Hiểu, ở xóm Rẫy, xã Đào Xá (Phú Bình) vẫn đứng vững nhờ biết liên kết với doanh nghiệp, áp dụng mô hình chăn nuôi lợn gia công theo kỹ thuật tiên tiến. Tuy mới xây dựng được hơn 2 năm nay, song mô hình đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Cũng theo ông Minh, ngày 24.11 tại Đài Bắc, Văn phòng văn hóa - kinh tế Đài Bắc tại TP.HCM và Hiệp hội Thương mại Đài Loan tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức họp báo công bố xác nhận của tỉnh Lâm Đồng, phía Đài Loan có mời tỉnh Lâm Đồng cử đại diện tham dự buổi họp báo.