Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bỏ Nghề Đầu Bếp, 8X Quyết Chí Buôn... Vịt Trời

Bỏ Nghề Đầu Bếp, 8X Quyết Chí Buôn... Vịt Trời
Ngày đăng: 11/09/2014

Mất một thời gian tìm hiểu kỹ thuật nuôi từ các mô hình, sách báo, truyền hình, mạng Internet, Huy nhận thấy tại các tỉnh phía Bắc, loài động vật này đang được nhiều người tìm mua, nhất là các nhà hàng “đặc sản”.

Sau khi tốt nghiệp khoa Bếp Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế, chàng trai Hoàng Quốc Huy (26 tuổi, trú tại TDP 3, P. Tứ Hạ, TX Hương Trà, TT-Huế) “bén duyên” với nghề đầu bếp ở một nhà hàng tại TX Sầm Sơn (Thanh Hóa).

Tại trong một lần xem chương trình “Sinh ra từ làng” của kênh VTV6 - Đài truyền hình Việt Nam, thấy trang trại nuôi vịt trời của người nông dân Tô Quang Dần trên hồ Cấm Sơn (Bắc Giang) hay hay, Huy tìm đến thăm mô hình nuôi vịt trời tại Công ty Cổ phần dịch vụ thương mại Thống Nhất tại P. Bắc Sơn, TX Sầm Sơn (Thanh Hóa) để tham khảo.

Một câu hỏi nảy ra trong đầu người thanh niên này: tại sao không phát triển loài vật nuôi này tại quê hương và tận dụng đất vườn rộng ở nhà?

Mất một thời gian tìm hiểu kỹ thuật nuôi từ các mô hình, sách báo, truyền hình, mạng Internet, Huy nhận thấy tại các tỉnh phía Bắc, loài động vật này đang được nhiều người tìm mua, nhất là các nhà hàng “đặc sản”. Nhiều thông tin trên mạng cho rằng thịt vịt trời là món “đại bổ”, có khả năng phục hồi sức khỏe và tăng cường sinh lực. Thịt vịt trời từng một thời là món tiến vua nên ai cũng muốn thưởng thức.

“Giá vịt trời thịt hiện nay trên thị trường từ 260.000 - 300.000 đồng/con/ 1,1-1,2 kg. Nếu không xảy ra sự cố gì đáng tiếc, với giá này người nuôi vịt trời có thể lãi to”, từ nhận định này, tháng 4-2014 Huy mạnh dạn đầu tư hơn 35 triệu đồng xây chuồng trại và mua 100 con vịt trời giống về quê nuôi.

Sau gần 3 tháng chăm sóc, hơn 80 con vịt trời mái của anh đã bắt đầu cho sinh sản, mỗi con mái đẻ từ 8-10 trứng/đợt và 30-35 trứng/5 tháng. Huy bộc bạch:

“Hiện giờ tôi mới chỉ nuôi mang tính thử nghiệm. Nếu thành công và nếu mọi người có hứng thú nuôi loại vịt trời này thì tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời mở rộng quy mô chăn nuôi để cung cấp con giống, thịt cho thị trường”.

Huy dành nhiều thời gian quan sát đàn vịt trời để hiểu thêm về tập quán của loài động vật này. Mặt khác, anh tăng cường thêm tôm, cá, tép, bột tổng hợp, rau vào khẩu phần thức ăn để bổ sung dinh dưỡng cho chúng trong thời gian sinh sản. Huy dự kiến, vào mùa sinh sản sắp tới anh sẽ mua một tủ chuyên dùng ấp trứng gà, trứng vịt và điều chỉnh ba mức nhiệt độ khác nhau để ấp thử trứng vịt trời.

Đến nhà Huy, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy 100 con vịt trời đang được nuôi dưỡng trong khu chuồng diện tích hơn 120m2. Xung quanh chuồng được xây dựng tường gạch cao khoảng 3 mét, trên nóc chuồng được bao một lớp lưới, bạt chắn.

Trong chuồng có ao nước diện tích khoảng 30m2, mực nước sâu khoảng 0,4 mét. Phần diện tích còn lại là bãi đất trống dùng làm nơi cho vịt trời ăn, phơi nắng và sinh sản. Trong chuồng, từng đàn vịt trời bơi lội tung tăng dưới ao như những đàn vịt nhà.

Nói về mô hình nuôi vịt trời đầu tiên trên địa bàn Hương Trà, Bí thư Thị Đoàn TX Hương Trà Nguyễn Tiến Giang ghi nhận: “Hiệu quả bước đầu của Huy, Đoàn ủng hộ và đồng tình về mô hình chăn nuôi vịt trời này. Trong thời gian đến, chúng tôi sẽ đưa các thanh niên đến tham quan học hỏi kinh nghiệm để có thể nhân rộng”.

Ông Hoàng Thắng, Chủ tịch UBND P. Tứ Hạ khẳng định: “Chủ trương của chính quyền địa phương là tạo mọi điều kiện cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, các mô hình mới. Hộ anh Huy là người nuôi vịt trời đầu tiên của địa phương và có lẽ là người đầu tiên trong tỉnh nuôi vịt trời với số lượng tương đối nhiều.

Mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế bước đầu. Mong muốn của địa phương là các cơ quan chức năng nghiên cứu để nhân rộng mô hình này đến đông đảo bà con nông dân của địa phương và toàn thị xã”.

Hiện, Huy đã xin UBND P. Tứ Hạ và TX Hương Trà cấp 500 m2 đất mới (200 m2 mặt nước, 300 m2 mặt đất) tại vùng Bàu Đen- TDP 1-P. Tứ Hạ để mở rộng mô hình này, tránh xa khu dân cư và dịch bệnh từ gia cầm nhà.


Có thể bạn quan tâm

Quan Trắc Môi Trường Tại 30 Điểm Nuôi Trồng Thủy Sản Quan Trắc Môi Trường Tại 30 Điểm Nuôi Trồng Thủy Sản

Kế hoạch của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015 - 2020 là tiến hành quan trắc môi trường tại 30 điểm nuôi trồng thủy sản tập trung ở các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, thị xã Hương Trà và thị xã Hương Thủy.

19/01/2015
Chăn Nuôi Gà Dưới Tán Cao Su Chăn Nuôi Gà Dưới Tán Cao Su

Thời gian qua, giá cao su giảm mạnh khiến nhiều người trồng cao su lo lắng, thì gia đình anh Trần Văn Hùng, thôn Lạc Sơn, xã Gio Sơn (huyện Gio Linh,Quảng Trị) vẫn có nguồn thu nhập ổn định nhờ biết tận dụng bóng mát lô cao su để chăn nuôi gà ta thả vườn.

19/01/2015
Gà Đông Tảo Không Đủ Bán Gà Đông Tảo Không Đủ Bán

Gà Đông Tảo là thương hiệu đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên, có đặc điểm nổi bật là cặp chân to, xấu xí, thô ráp nhưng thịt giòn và thơm ngon. Chân gà càng to thì càng hiếm, giá càng cao. Giống gà Đông Tảo rất khó nuôi nên giá luôn ở mức cao, nhất là trong dịp tết.

19/01/2015
Nuôi Nhím, Lãi 50 - 60 Triệu Đồng Nuôi Nhím, Lãi 50 - 60 Triệu Đồng

Ông Năm Nhãn thiết kế nền chuồng bằng xi măng, chung quanh được xây tường cao 1,5 m, trong chuồng được chia thành nhiều ô, mỗi ô có diện tích 1,5 m2, vách ngăn các ô được làm bằng lưới sắt. Nhím là loại ăn tạp nên không kén thức ăn, chủ yếu ăn rau, củ, quả và các sản phẩm nông nghiệp như: cám, gạo, bắp, khoai lang...

19/01/2015
Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Ngành Chăn Nuôi Bò Sữa Cần Giải Pháp Căn Cơ, Lâu Dài Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Ngành Chăn Nuôi Bò Sữa Cần Giải Pháp Căn Cơ, Lâu Dài

Ngày 16/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên đã chủ trì cuộc họp với UBND huyện Đơn Dương, đại diện Cty sữa Đà Lạt Milk (nay là TH true Milk) nhằm kiểm tra, đánh giá và tìm biện pháp tháo gỡ những khó khăn mà ngành chăn nuôi bò sữa Lâm Đồng đang gặp phải trong thời gian gần đây.

19/01/2015