Bình Thủy (TP Cần Thơ) Phát Triển Vườn Cây Ăn Trái Gắn Với Du Lịch Sinh Thái

Hiện nay trên địa bàn quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) có 7 hộ dân phát triển vườn cây ăn trái gắn với du lịch sinh thái, góp phần giải quyết đầu ra và tăng thu nhập cho người nông dân.
Điển hình là hộ ông Đặng Văn Công, ngụ khu vực Bình Phó B, phường Long Tuyền, với 2,3 ha đất vườn trồng trên 1.500 gốc cây ăn trái các loại như: Xoài cát Hòa Lộc, chôm chôm, măng cụt, thanh long, dừa sáp, bưởi da xanh…Nhờ trồng đa dạng các chủng loại nên cho thu hoạch quanh năm.
Năm 2005, ông mạnh dạn đầu tư, cải tạo vườn cây ăn trái theo hướng du lịch sinh thái, đến nay "Vườn du lịch sinh thái Ba Cống" đã được nhiều người biết đến và thu hút đông đảo khách du lịch gần xa.
Hằng năm, lợi nhuận từ vườn và mô hình du lịch sau khi trừ chi phí đạt từ 300 đến 350 triệu đồng/năm và giải quyết việc làm thường xuyên cho 12 đến 15 lao động địa phương.
Bình Thủy là một trong những quận trung tâm của TP Cần Thơ, tuy nhiên diện tích trồng cây ăn trái trên địa bàn còn khá lớn, với gần 2.400 ha. Thời gian tới, Phòng Kinh tế quận Bình Thủy tiếp tục hỗ trợ nông dân ứng dụng các kỹ thuật sản xuất trái cây an toàn, khuyến khích nông dân trồng các loại cây cho trái ngon, đặc sản theo hướng sản xuất sạch gắn với phát triển du lịch để tạo thuận lợi trong tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, người dân 3 xã bãi ngang huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đang thu hoạch rau câu cuối mùa. Năm nay, rau câu xuất hiện nhiều mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân khiến họ rất phấn khởi. Nhiều người ví rau câu như là “lộc trời cho” bởi không mất công nuôi trồng, đến mùa chỉ việc thu hái bán lấy tiền.

Những năm gần đây, thực hiện mô hình nuôi sò huyết, ốc len dưới tán cây rừng, nhiều hộ nhận đất khoán rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đã vượt qua khó khăn và vươn lên khá giàu. Những hộ nông dân áp dụng mô hình này thu lợi nhuận từ 100 triệu đồng/năm trở lên.

Trước tình trạng này, Tiên Yên đã triển khai mô hình quản lý, khai thác nguồn lợi ngán tự nhiên dựa vào cộng đồng. Ban đầu, mô hình được thí điểm ở khu vực thôn Cái Khánh, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

UBND tỉnh Bình Định giao Sở NN&PTNT tỉnh xây dựng Đề án tổ chức khai thác, bảo quản, thu mua, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi sang thị trường Nhật Bản. Theo đề án, Bình Định sẽ xây dựng 2 đội tàu với quy mô khoảng 10 tàu tại TP. Quy Nhơn và huyện Hoài Nhơn.

Trong nhiều năm qua, thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này liên tục năm sau cao hơn năm trước. Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD và trở thành một trong bốn quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới.