Bình Thủy (TP Cần Thơ) Nuôi Cá Bè Trên Sông Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Theo Phòng Kinh tế quận Bình Thủy, trên đoạn sông Hậu dài khoảng 1 km nằm dọc theo cồn Sơn, thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy hiện có 52 bè cá của người dân chủ yếu là nuôi cá điêu hồng, thát lát cườm. Hằng năm cung cấp trên 530 tấn cá các loại ra thị trường Cần Thơ và các tỉnh lân cận.
Bà con nuôi cá nơi đây cho biết, hiện tại, thị trường tiêu thụ cá điêu hồng khá ổn định, chủ yếu là cung cấp cho siêu thị và các chợ ở Cần Thơ, với giá dao động từ 40.000 – 45.000đồng/kg.
Còn cá thát lát cườm thì cung cấp cho thương lái, các nhà hàng, với giá bán 70.000 đồng/kg. Một bè có diện tích trung bình 200m2 với mật độ thả nuôi 40.000-60.000 con, sau 5-7 tháng thu hoạch, trừ chi phí bà con lãi trên 100 triệu đồng.
Nuôi cá trên bè không phải là nghề mới, chủ yếu các hộ nuôi theo hình thức tự phát, ít kinh nghiệm, chưa đầu tư nhiều nên hiệu quả kinh tế không cao. Từ năm 2013 trở lại đây, do có sự quan tâm của các cấp chính quyền tổ chức cho cán bộ đi học tập kinh nghiệm để về hướng dẫn bà con nông dân từ khâu làm bè nuôi đến công tác chăm sóc quản lý cá trong từng giai đoạn sinh trưởng, như: Kiểm tra thức ăn và lượng cá ăn hằng ngày để điều chỉnh cho hợp lý; kiểm tra bè thường xuyên tránh việc rò rỉ thất thoát, vệ sinh bè định kỳ tạo môi trường thông thoáng để tăng hàm lượng ôxy, tạo điều kiện để cá phát triển đều…
Nhờ vậy, hằng năm số bè nuôi cá trên sông đều tăng, mang lại thu nhập ổn định cho người dân nuôi cá dọc đoạn sông này.
Nguồn bài viết: http://baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&id=157119
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu tháng 6 âm lịch, núi rừng Thất Sơn được “tắm mát” bởi những cơn mưa đầu mùa, cây cối vươn lên trong màu xanh non tươi mới. Đây cũng là thời điểm cây bơ, hồng quân, xoài cát Hòa Lộc, thanh ca bản địa, mãng cầu… trên núi đua nhau vào vụ.

Từ đó, tôi nung nấu ý nghĩ phải thoát nghèo. Được sự hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước, nhất là chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từ cuối năm 2004 với phương châm lấy ngắn nuôi dài, tôi mạnh dạn đi vay, mượn, chuyển đổi 7 ha đất trồng lúa đồi sang trồng cà phê”.

Đi dọc các cánh đồng tôm trên địa bàn tỉnh vào thời điểm sắp sửa thu hoạch vụ 2, chúng tôi chứng kiến cảnh lều bạt chỏng chơ, ao nuôi hoang hóa. Nghề nuôi tôm một thời hưng thịnh với diện tích hơn 2.000ha ao nuôi nay lâm vào cảnh tiêu điều.

Sáng ngày 8/8, Hội Thủy sản Trà Vinh tổ chức hội nghị tổng kết chương trình chuỗi cung ứng cá tra bền vững và trao Giấy chứng nhận Global GAP cho nhóm nông hộ nuôi cá tra (còn gọi là tổ hợp tác nuôi cá tra Trà Vinh), gồm: ông Giang Văn Bảy, ông Nguyễn Văn Hồng, ông Trần Văn Truyền, xã Tân Hòa, Tiểu Cần; ông Lê Văn Thắng, xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, tổng diện tích nuôi hơn 10.000ha.

Trong bối cảnh hàng loạt nông sản của VN rớt giá, cái tên mắc-ca gần đây được nhắc đến nhiều hơn như một loại cây trồng có lợi nhuận cao và có thể mang về hàng tỉ USD mỗi năm. Nhưng đây là loại cây thế nào và có thật sự dễ dàng kiếm tiền như vậy?