Bình Thủy (TP Cần Thơ) Nuôi Cá Bè Trên Sông Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Theo Phòng Kinh tế quận Bình Thủy, trên đoạn sông Hậu dài khoảng 1 km nằm dọc theo cồn Sơn, thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy hiện có 52 bè cá của người dân chủ yếu là nuôi cá điêu hồng, thát lát cườm. Hằng năm cung cấp trên 530 tấn cá các loại ra thị trường Cần Thơ và các tỉnh lân cận.
Bà con nuôi cá nơi đây cho biết, hiện tại, thị trường tiêu thụ cá điêu hồng khá ổn định, chủ yếu là cung cấp cho siêu thị và các chợ ở Cần Thơ, với giá dao động từ 40.000 – 45.000đồng/kg.
Còn cá thát lát cườm thì cung cấp cho thương lái, các nhà hàng, với giá bán 70.000 đồng/kg. Một bè có diện tích trung bình 200m2 với mật độ thả nuôi 40.000-60.000 con, sau 5-7 tháng thu hoạch, trừ chi phí bà con lãi trên 100 triệu đồng.
Nuôi cá trên bè không phải là nghề mới, chủ yếu các hộ nuôi theo hình thức tự phát, ít kinh nghiệm, chưa đầu tư nhiều nên hiệu quả kinh tế không cao. Từ năm 2013 trở lại đây, do có sự quan tâm của các cấp chính quyền tổ chức cho cán bộ đi học tập kinh nghiệm để về hướng dẫn bà con nông dân từ khâu làm bè nuôi đến công tác chăm sóc quản lý cá trong từng giai đoạn sinh trưởng, như: Kiểm tra thức ăn và lượng cá ăn hằng ngày để điều chỉnh cho hợp lý; kiểm tra bè thường xuyên tránh việc rò rỉ thất thoát, vệ sinh bè định kỳ tạo môi trường thông thoáng để tăng hàm lượng ôxy, tạo điều kiện để cá phát triển đều…
Nhờ vậy, hằng năm số bè nuôi cá trên sông đều tăng, mang lại thu nhập ổn định cho người dân nuôi cá dọc đoạn sông này.
Nguồn bài viết: http://baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&id=157119
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) phát triển mạnh mô hình trồng dừa Xiêm (DX), bởi hiệu quả kinh tế của loại cây này rất cao. Trong tương lai, DX có thể trở thành loại cây chủ lực của xã nếu người dân biết đầu tư mở rộng sản xuất cũng như được sự quan tâm của các ngành, các cấp. Đó là chia sẻ của ông Phạm Thúc - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Ích.

Tại Việt Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng, cá trê vàng lai đã được nuôi nhiều nơi từ nhiều năm qua. Trong khi đó cá trê vàng có giá trị kinh tế cao hơn nhiều, lại khan hiếm chủ yếu dựa vào tự nhiên. Gần đây, quy trình sản xuất giống cá trê vàng đã thực hiện thành công ở các Viện, Trường đại học, chưa được nhân rộng cho các trại giống cũng như nông hộ. Do vậy nguồn giống cá trê vàng rất khan hiếm, diện tích nuôi cá trê vàng là rất ít không đáng kể.

Ở ấp Bắc 3, xã Hòa Long (TP.Bà Rịa) ông Nguyễn Huỳnh Kiến là người đầu tiên dám đầu tư, phát triển kinh tế vườn - ao - chuồng (VAC) ở vùng đất trũng bỏ hoang, mang lại hiệu quả kinh tế, giúp gia đình ông ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu.

Sáng ngày 23/10/2012, Trạm Khuyến nông Cần Giờ thuộc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM tổ chức hội thảo đầu bờ “Mô hình nuôi cua thương phẩm bằng giống nhân tạo” tại Ấp An Phước, xã Tam Thôn Hiệp, TP. HCM.

Nhằm giúp nông dân vùng sâu, vùng xa cải thiện đời sống, thoát nghèo, Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Tuy Phong triển khai mô hình nuôi gà tàu vàng cho bà con ở xã Phong Phú.