Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bình Thuận Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Theo Quy Trình VietGAP

Bình Thuận Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Theo Quy Trình VietGAP
Ngày đăng: 05/12/2014

Tính đến hết tháng 11/2014, toàn tỉnh Bình Thuận có tổng diện tích mặt nước thả nuôi tôm là 852,5ha. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và những khó khăn, trở ngại khác đã khiến việc phát triển nuôi tôm theo kiểu truyền thống bị ảnh hưởng, gây thiệt hại không nhỏ cho ngành nuôi trồng thủy sản của địa phương.

Từ thực trạng trên, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với các hộ dân thị xã La Gi thực hiện mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm tỷ lệ tôm chết do dịch bệnh, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, giải quyết các vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái và dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Theo đó, Trung tâm đã thả nuôi 720.000 con giống tôm chân trắng trên diện tích 6.000m2 ao nuôi, mật độ 120 con/m2 tại địa bàn thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. Trong quá trình thực hiện mô hình, Trung tâm cũng tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm theo hướng VietGAP cho các hộ tham gia làm mô hình. Sau ba tháng thả nuôi, kết quả cho thấy tỷ lệ tôm sống đạt trên 90%, sản lượng tôm đạt 6.945kg, lợi nhuận đạt trên 286 triệu đồng, cao gấp hai lần so với cách nuôi thông thường.

Các hộ nuôi tham gia mô hình đã chia sẻ, trước khi áp dụng nuôi tôm theo hướng VietGAP, tôm nuôi thường bị dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, hội chứng chết sớm... Bên cạnh đó, việc người nuôi không kiểm soát được lượng thức ăn, lượng thuốc sử dụng đã dẫn đến hiện tượng dư thừa, làm tăng chi phí đầu vào. Từ khi triển khai mô hình, dịch bệnh đối với tôm giảm rõ rệt, chất lượng tôm giống được đảm bảo, giảm đáng kể chi phí đầu tư. Hơn nữa, thời gian nuôi tôm rút ngắn, tiền nhân công và chi phí điện nước giảm, tỷ lệ sống cao, kích cỡ tôm khi thu hoạch đồng đều.

Có thể thấy, quy trình nuôi tôm theo hướng VietGAP không chỉ cho hiệu quả kinh tế cao, cung ứng nguồn nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến xuất khẩu, mà còn tác động đến nhận thức của người dân, giúp các hộ nuôi thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, chú trọng cải tạo ao, ngăn ngừa dịch bệnh cho tôm nuôi, góp phần bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục mở các lớp tập huấn và triển khai thêm mô hình nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.

Nguồn bài viết: http://thuysanvietnam.com.vn/binh-thuan-trien-vong-tu-mo-hinh-nuoi-tom-theo-quy-trinh-vietgap-article-10266.tsvn


Có thể bạn quan tâm

Người Trồng Lúa Vẫn Nhiều Lo Âu Người Trồng Lúa Vẫn Nhiều Lo Âu

Gặp phóng viên, nhiều nông dân Đồng Tháp Mười đều bày tỏ tâm tư về tình hình sản xuất nông nghiệp khó khăn giống như những điều nông dân Huỳnh Văn Sơn đã viết trong thư gửi Bộ trưởng Bộ NNPTNT.

03/08/2013
Trang Trại Tiền Tỷ Của Nông Dân 8X Trang Trại Tiền Tỷ Của Nông Dân 8X

Nói đến anh Dương Danh Đức, thôn Quyết Tiến, xã Thạch Xuân (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bà con trong thôn ai cũng biết. Mới 28 tuổi, anh đã có trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

03/08/2013
Hướng Đến Cánh Đồng Mẫu Lớn Trên Đất Lúa - Tôm Hướng Đến Cánh Đồng Mẫu Lớn Trên Đất Lúa - Tôm

Những năm qua, mô hình sản xuất lúa - tôm đạt hiệu quả cao và được ngành chức năng khuyến cáo nông dân nhân rộng. Mô hình này ngày càng được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng.

03/08/2013
60% Nông Dân Sử Dụng Giống Lúa Cấp Xác Nhận 60% Nông Dân Sử Dụng Giống Lúa Cấp Xác Nhận

Việc cung ứng lúa chất lượng, nguyên chủng, cấp xác nhận, chất lượng cao để nông dân sản xuất luôn được ngành chức năng quan tâm.

03/08/2013
Hướng Đi Nào Cho Rau An Toàn? Hướng Đi Nào Cho Rau An Toàn?

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết “tam nông”, rất nhiều cây trồng, vật nuôi trong tỉnh đã được phát huy hiệu quả kinh tế. Thế nhưng, với các loại rau màu thì vẫn còn bấp bênh. Cuộc sống người trồng màu vẫn lắm khó khăn. Nguyên nhân, hoa màu tại rẫy bán ra rớt giá liên tục, lại thiếu vắng rau an toàn (RAT) để nâng giá trị của nó và có thị trường ổn định.

03/08/2013