Bình Thuận Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Theo Quy Trình VietGAP

Tính đến hết tháng 11/2014, toàn tỉnh Bình Thuận có tổng diện tích mặt nước thả nuôi tôm là 852,5ha. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và những khó khăn, trở ngại khác đã khiến việc phát triển nuôi tôm theo kiểu truyền thống bị ảnh hưởng, gây thiệt hại không nhỏ cho ngành nuôi trồng thủy sản của địa phương.
Từ thực trạng trên, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với các hộ dân thị xã La Gi thực hiện mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm tỷ lệ tôm chết do dịch bệnh, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, giải quyết các vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái và dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Theo đó, Trung tâm đã thả nuôi 720.000 con giống tôm chân trắng trên diện tích 6.000m2 ao nuôi, mật độ 120 con/m2 tại địa bàn thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. Trong quá trình thực hiện mô hình, Trung tâm cũng tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm theo hướng VietGAP cho các hộ tham gia làm mô hình. Sau ba tháng thả nuôi, kết quả cho thấy tỷ lệ tôm sống đạt trên 90%, sản lượng tôm đạt 6.945kg, lợi nhuận đạt trên 286 triệu đồng, cao gấp hai lần so với cách nuôi thông thường.
Các hộ nuôi tham gia mô hình đã chia sẻ, trước khi áp dụng nuôi tôm theo hướng VietGAP, tôm nuôi thường bị dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, hội chứng chết sớm... Bên cạnh đó, việc người nuôi không kiểm soát được lượng thức ăn, lượng thuốc sử dụng đã dẫn đến hiện tượng dư thừa, làm tăng chi phí đầu vào. Từ khi triển khai mô hình, dịch bệnh đối với tôm giảm rõ rệt, chất lượng tôm giống được đảm bảo, giảm đáng kể chi phí đầu tư. Hơn nữa, thời gian nuôi tôm rút ngắn, tiền nhân công và chi phí điện nước giảm, tỷ lệ sống cao, kích cỡ tôm khi thu hoạch đồng đều.
Có thể thấy, quy trình nuôi tôm theo hướng VietGAP không chỉ cho hiệu quả kinh tế cao, cung ứng nguồn nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến xuất khẩu, mà còn tác động đến nhận thức của người dân, giúp các hộ nuôi thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, chú trọng cải tạo ao, ngăn ngừa dịch bệnh cho tôm nuôi, góp phần bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục mở các lớp tập huấn và triển khai thêm mô hình nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.
Nguồn bài viết: http://thuysanvietnam.com.vn/binh-thuan-trien-vong-tu-mo-hinh-nuoi-tom-theo-quy-trinh-vietgap-article-10266.tsvn
Có thể bạn quan tâm

Quả lê để 5 tháng nhưng chỉ hơi héo mà PGS-TS Phạm Xuân Đà, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, công bố mới đây khiến dư luận càng thêm lo ngại về các chất độc hại trong trái cây Trung Quốc.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch được hơn 80% diện tích lúa hè thu. Không khí lao động dường như không hề ngơi nghỉ trên những cánh đồng mùa gặt. Tin bão ngoài biển Đông báo về trên loa phát thanh vọng ra từ làng như dồn dập, hối thúc bà con nông tăng tốc thu hoạch gọn lúa hè thu…

Nhiều đối tượng nuôi cho hiệu quả kinh tế cao như: cá rô phi, ba ba, tôm càng xanh… đặc biệt con cá lóc bông được thị trường ưa chuộng đem lại thu nhập cao, ổn định, được xác định là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của nông dân Nghĩa Hưng.

“Thời buổi kinh tế khó khăn, số tiền 30 triệu đồng mà Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) cho vay hết sức ý nghĩa với gia đình tôi. Có vốn, tôi sửa sang lại chuồng trại và đầu tư thêm thức ăn cho đàn gà”- ông Đỗ Trọng Bình (thôn Bình Phú, xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) tâm sự.

Anh Đỗ Tiến Hùng quê ở Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà Nội làm nghề bán đinh lăng gần 10 năm nay. Gần đây, anh Hùng mua được gốc đinh lăng có tuổi đời 62 năm với giá gần 10 triệu đồng, sau đó anh bán lại cho một khách quen với giá 20 triệu đồng.