Bình Thuận tháo dỡ hơn 10.000 bẫy tôm hùm con

Sau 5 ngày kiểm tra tại khu vực biển phường Hàm Tiến và phường Mũi Né. Tổ kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra, xử lý và tháo dỡ: 10.200 bẫy tôm hùm con do ngư dân giăng bẫy trái phép. Cụ thể, tại khu vực biển phường Hàm Tiến Tổ Kiểm tra đã tháo dỡ 4.200 bẫy tôm hùm con (trong đó có 300m lưới mùng). Tại khu vực biển phường Mũi Né Tổ Kiểm tra đã tháo dỡ 6.000 bẫy tôm hùm con.
Được biết vẫn còn 20 – 30% bẫy tôm hùm con tại 2 khu vực trên chưa được tháo dỡ gần khu vực nhà dân, hốc đá, nơi chưa có du lịch hoạt động. Tổ kiểm tra sẽ tiếp tục kiểm tra và tháo dỡ đợt 2. Toàn bộ tang vật vi phạm được bàn giao về UBND các phường liên quan, yêu cầu niêm yết thông báo theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Lúa ĐX ở ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch. Dù trên nhiều cánh đồng lớn chưa gặt rộ, mới vào khúc dạo đầu nhưng ẩn số lúa IR50404 đã dần lộ diện. Có nơi gần cả huyện trồng độc nhất giống lúa này, nay bán ra gặp lúc lúa rớt giá than vãn hết lời.

Kỳ đà là loài bò sát dễ nuôi, không tốn nhiều chi phí, đồng thời mang lại hai lợi ích to lớn, đó là: phát triển kinh tế gia đình và bảo tồn được loài động vật hoang dã

Khác với đồng bào các dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núi như Hà Giang, Cao Bằng, cây ngô là nguồn lương thực chính đã gắn bó từ ngàn đời nay với người dân; ở tỉnh Yên Bái, nguồn lương thực chính là lúa gạo, nên việc trồng ngô không được chú trọng. Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu giống từ lúa nương sang trồng ngô là việc không dễ dàng.

Ban đầu, ở vụng Nghi Sơn thuộc xã đảo Nghi Sơn (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) chỉ có một vài lồng bè nuôi cá theo phương thức nuôi cá nhỏ, vỗ béo. Thấy cá lớn nhanh, nguồn thức ăn tại chỗ dồi dào, lợi nhuận cao, nên nhiều hộ đóng bè thả nuôi, dần lan rộng ra thành phong trào.

Nguyễn Ngọc Thức (27 tuổi) là chủ một trang trại bồ câu nổi tiếng ở xã Tân Hạnh Tây, H.Củ Chi (TP.HCM), với lợi nhuận thu về hơn 50 triệu đồng/tháng