Bình Thuận sản xuất thanh long sạch tìm thị trường mới

Hiện nay đầu ra của trái thanh long Bình Thuận bấp bênh do phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc.
Trong khi đó muốn tiêu thụ ở các thị trường mới như châu Âu không phải là điều dễ dàng vì rào cản "dư lượng thuốc bảo vệ thực vật".
Nhận thức được điều này, một số trang trại thanh long ở Bình Thuận đang nỗ lực sản xuất theo quy trình GlobalGAP (Thực hành Nông nghiệp tốt toàn cầu) để có thể xuất khẩu qua các thị trường khó tính.
Trang trại thanh long rau quả Bình Thuận được xây dựng tại xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam vào năm 2011 trên diện tích 20 ha.
Sau 3 năm đầu tư, đây là năm đầu tiên trang trại này cho thu hoạch với sản lượng gần 400 tấn.
Phần lớn được xuất khẩu chính ngạch qua thị trường châu Âu và nhiều nước khác.
Thanh long của trang trại được các thị trường khó tính đón nhận là nhờ trồng theo quy trình GlobalGAP, đảm bảo các tiêu chuẩn về xuất khẩu.
Có kinh nghiệm trên 25 năm trồng và xuất khẩu thanh long, ông Trần Ngọc Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận cho rằng, đã đến lúc Bình Thuận cần sản xuất thanh long theo hướng an toàn - đảm bảo sức khỏe cộng đồng, có như vậy mới mong được nhiều thị trường chấp nhận.
Theo đó, từ năm 2007, Công ty Thanh long Hoàng Hậu của ông Hiệp đã xây dựng trang trại thanh long GlobalGAP quy mô hơn 300 ha tại thị trấn Thuận Nam và xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam.
Với diện tích thanh long đạt tiêu chuẩn GolbalGAP hiện có, đơn vị này đã và đang mạnh dạn tìm kiếm các thị trường mới ngoài Trung Quốc.
"Sắp tới công ty sẽ mở ra thêm thị trường xuất khẩu thanh long qua châu Âu và các tiểu UAE.
Vì đây là thị trường cho trái thanh long ổn hơn so với thị trường lân cận”, ông Trần Ngọc Hiệp cho biết.
Toàn tỉnh Bình Thuận hiện có 11 trang trại trồng thanh long được cấp chứng chỉ sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP.
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín tại Bình Thuận cũng đã kết nối được với hệ thống phân phối rau quả tại nhiều nước châu Âu.
Hiện trở ngại duy nhất để thanh long sạch đến với thị trường này là vận chuyển bằng đường biển quá xa, tỷ lệ hư hao nhiều.
Tới đây, với việc áp dụng công nghệ bảo quản tốt hơn, thanh long sạch của Bình Thuận sẽ có cơ hội tiêu thụ mạnh tại thị trường châu Âu và nhiều quốc gia trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Là cây ưa sáng, măng tây rất mẫn cảm với đất trồng. Đất trồng phải có độ phì cao, tơi xốp, giàu mùn và độ pH từ 6 - 7 là tốt nhất. Sau 2 - 3 tháng ươm giống và 4 - 6 tháng trồng thì cây bắt đầu cho thu hoạch, năng suất trung bình 8 -10kg/1.000m2/ngày (năng suất sẽ tăng dần theo thời gian).

Hội chứng rối loạn hô hấp, sinh sản ở lợn còn có tên gọi bệnh tai xanh là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, lây lan nhanh, thành dịch làm ốm và chết nhiều lợn.

Quá ham kiếm đồ cổ từ biển, anh Huỳnh Minh Sơn (thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) bất chấp nguy hiểm lặn sâu tới 80-100m, và bị tai nạn liệt nửa người.

Tổng trị giá của số vắc xin trên 500 triệu đồng, được ngân sách của tỉnh và huyện hỗ trợ 100% nhằm giúp đàn gia súc, gia cầm của bà con nhân dân được tiêm phòng đầy đủ. Một số xã trên địa bàn huyện có tỷ lệ tiêm phòng gia súc, gia cầm cao là: Hợp Tiến, Tân Long, Khe Mo, Hóa Thượng, Linh Sơn...

Ngày 26.9, tại Quảng Ngãi, NHNN VN tổ chức hội nghị triển khai Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản với sự tham dự của lãnh đạo các tỉnh ven biển miền Trung gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, TP.Đà Nẵng cùng các doanh nghiệp hoạt động nghề cá và đại diện ngư dân.