Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bình Thuận sản xuất thanh long sạch tìm thị trường mới

Bình Thuận sản xuất thanh long sạch tìm thị trường mới
Ngày đăng: 09/11/2015

Hiện nay đầu ra của trái thanh long Bình Thuận bấp bênh do phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc.

Trong khi đó muốn tiêu thụ ở các thị trường mới như châu Âu không phải là điều dễ dàng vì rào cản "dư lượng thuốc bảo vệ thực vật".

Nhận thức được điều này, một số trang trại thanh long ở Bình Thuận đang nỗ lực sản xuất theo quy trình GlobalGAP (Thực hành Nông nghiệp tốt toàn cầu) để có thể xuất khẩu qua các thị trường khó tính.

Trang trại thanh long rau quả Bình Thuận được xây dựng tại xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam vào năm 2011 trên diện tích 20 ha.

Sau 3 năm đầu tư, đây là năm đầu tiên trang trại này cho thu hoạch với sản lượng gần 400 tấn.

Phần lớn được xuất khẩu chính ngạch qua thị trường châu Âu và nhiều nước khác.

Thanh long của trang trại được các thị trường khó tính đón nhận là nhờ trồng theo quy trình GlobalGAP, đảm bảo các tiêu chuẩn về xuất khẩu.

Có kinh nghiệm trên 25 năm trồng và xuất khẩu thanh long, ông Trần Ngọc Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận cho rằng, đã đến lúc Bình Thuận cần sản xuất thanh long theo hướng an toàn - đảm bảo sức khỏe cộng đồng, có như vậy mới mong được nhiều thị trường chấp nhận.

Theo đó, từ năm 2007, Công ty Thanh long Hoàng Hậu của ông Hiệp đã xây dựng trang trại thanh long GlobalGAP quy mô hơn 300 ha tại thị trấn Thuận Nam và xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam.

Với diện tích thanh long đạt tiêu chuẩn GolbalGAP hiện có, đơn vị này đã và đang mạnh dạn tìm kiếm các thị trường mới ngoài Trung Quốc.

"Sắp tới công ty sẽ mở ra thêm thị trường xuất khẩu thanh long qua châu Âu và các tiểu UAE.

Vì đây là thị trường cho trái thanh long ổn hơn so với thị trường lân cận”, ông Trần Ngọc Hiệp cho biết.

Toàn tỉnh Bình Thuận hiện có 11 trang trại trồng thanh long được cấp chứng chỉ sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

Thời gian gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín tại Bình Thuận cũng đã kết nối được với hệ thống phân phối rau quả tại nhiều nước châu Âu.

Hiện trở ngại duy nhất để thanh long sạch đến với thị trường này là vận chuyển bằng đường biển quá xa, tỷ lệ hư hao nhiều.

Tới đây, với việc áp dụng công nghệ bảo quản tốt hơn, thanh long sạch của Bình Thuận sẽ có cơ hội tiêu thụ mạnh tại thị trường châu Âu và nhiều quốc gia trên thế giới.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Bón Phân Silic Trên Đậu Phộng Hiệu Quả Bón Phân Silic Trên Đậu Phộng

UBND huyện Thoại Sơn (An Giang) vừa họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của silic đến sinh trưởng năng suất và chất lượng giống đậu phộng L14 tại Thoại Sơn, An Giang”, do Thạc sĩ Phạm Thị Kiều Oanh-Trạm Khuyến nông Thoại Sơn làm chủ nhiệm.

03/09/2013
Cây Ca Cao Cho Hiệu Quả Thấp Cây Ca Cao Cho Hiệu Quả Thấp

Trước tình trạng vụ việc người trồng ca cao Bến Tre đang đồng loạt chặt bỏ vườn cây của mình, trao đổi với NTNN, TS Hoàng Quốc Tuấn cho rằng chuyện này là tất yếu và đã được cảnh báo từ nhiều năm nay.

05/09/2013
Kiên Giang Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững Kiên Giang Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững

Hiện nay, tỉnh Kiên Giang đang phát triển nuôi thủy sản ven biển-đảo bền vững, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm thủy sản có giá trị kinh tế cao phục vụ tiêu thụ trong nước và chế biến xuất khẩu, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cư dân ven biển, hải đảo.

07/06/2013
Chưa Tận Dụng Nguồn Nguyên Liệu Trồng Nấm Chưa Tận Dụng Nguồn Nguyên Liệu Trồng Nấm

Hàn Quốc phải nhập khẩu nguyên liệu (mùn cưa, rơm rạ) từ Việt Nam về trồng nấm, tạo doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm, trong khi VN sẵn có nguồn nguyên liệu dồi dào, có khả năng sản xuất các loại nấm ăn, nấm dược liệu quý, chỉ cần sử dụng 10 - 15% nguồn nguyên liệu từ phế phẩm nông nghiệp sẽ sản xuất được 1 triệu tấn nấm, doanh thu trên 1 tỷ USD.

29/07/2013
Khai Thác Tận Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Trà Vinh Khai Thác Tận Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Trà Vinh

Mấy năm trở lại đây, người dân dùng lưới có kích cỡ nhỏ làm lưới đáy bằng lưới mùng để khai thác thủy sản ven bờ ở nhiều tỉnh ĐBSCL. Tình trạng khai thác lưới mùng mang tính hủy diệt dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ tại địa phương.

05/09/2013