Bình Thuận Khuyến Khích Ngư Dân Khai Thác Hải Sản Xa Bờ

Tỉnh Bình Thuận chủ trương khuyến khích ngư dân đầu tư đóng thuyền công suất lớn, khai thác xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần, chế biến hải sản trên biển.
Đồng thời nhân rộng các mô hình như tổ tàu thuyền đoàn kết, nghiệp đoàn tàu cá, để liên kết giúp nhau đánh bắt, khai thác hải sản xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển. Tỉnh cũng chủ trương kết hợp khai thác với đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, tăng cường các biện pháp bảo vệ ngư trường.
Nhằm nâng cao năng lực tàu thuyền khai thác xa bờ, ba năm qua, ngư dân trong tỉnh đã huy động các nguồn vốn, đầu tư hơn 300 tỷ đồng, đóng mới tàu công suất lớn; gần 700 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa 2.000 tàu công suất 90 CV trở lên.
Hiện nay, Bình Thuận có hơn 7.500 tàu, thuyền khai thác hải sản; riêng huyện đảo Phú Quý có gần 1.120 tàu, thuyền với 6.050 lao động chuyên đánh bắt và làm dịch vụ thu mua hải sản. Trong sáu tháng đầu năm, sản lượng thủy sản khai thác của tỉnh đạt 78.748 tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng nuôi trồng đạt 6.487 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua nghề nuôi tôm nước lợ ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên nghề nuôi tôm ở nước ta còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch bệnh, kiểm soát môi trường, truy xuất nguồn gốc…

Đầu năm 2014, anh Đinh Văn Nhung (49 tuổi), ngụ ấp 3, xã Nha Bích (Chơn Thành) đầu tư 50 triệu đồng xây 2 bể, mua hơn 400 con ba ba trắng nuôi thí điểm trên diện tích 72m2. Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc, nguồn nước không được đảm bảo nên ba ba hay bị bệnh, kém phát triển.

Tại các tỉnh ven biển khu vực Nam Bộ, từ nhiều năm nay nghề nuôi tôm thường mang lại nhuận cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp khiến cho rủi ro đối với người nuôi tôm cũng rất cao.

Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng trong vài năm gần đây đã được nhiều địa phương trong cả nước áp dụng với nhiều hình thức khác nhau và cho kết quả rất khả quan, trong đó phải kể đến chú Bảy Tạo, ở ấp Long Bình, xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Tỷ lệ góp vốn tính theo cổ phần (mỗi cổ phần trị giá 1 triệu đồng), xã đã huy động 220 cổ phần (220 triệu đồng) để mua 10 con bò cọp giao cho 5 hộ nuôi. Sau khi bán bò, lợi nhuận sẽ được chia cho nông dân 60%, còn lại 40% góp vào vốn để tiếp tục giúp đỡ các gia đình khác.