Bình Thuận Khuyến Khích Ngư Dân Khai Thác Hải Sản Xa Bờ

Tỉnh Bình Thuận chủ trương khuyến khích ngư dân đầu tư đóng thuyền công suất lớn, khai thác xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần, chế biến hải sản trên biển.
Đồng thời nhân rộng các mô hình như tổ tàu thuyền đoàn kết, nghiệp đoàn tàu cá, để liên kết giúp nhau đánh bắt, khai thác hải sản xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển. Tỉnh cũng chủ trương kết hợp khai thác với đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, tăng cường các biện pháp bảo vệ ngư trường.
Nhằm nâng cao năng lực tàu thuyền khai thác xa bờ, ba năm qua, ngư dân trong tỉnh đã huy động các nguồn vốn, đầu tư hơn 300 tỷ đồng, đóng mới tàu công suất lớn; gần 700 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa 2.000 tàu công suất 90 CV trở lên.
Hiện nay, Bình Thuận có hơn 7.500 tàu, thuyền khai thác hải sản; riêng huyện đảo Phú Quý có gần 1.120 tàu, thuyền với 6.050 lao động chuyên đánh bắt và làm dịch vụ thu mua hải sản. Trong sáu tháng đầu năm, sản lượng thủy sản khai thác của tỉnh đạt 78.748 tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng nuôi trồng đạt 6.487 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn cảnh báo về việc sử dụng phụ gia E500/501 trong cá tra philê.

Sáng 11-2, Trung tâm Thú y Vùng 4 Đà Nẵng đã chẩn đoán và kết luận mẫu xét nghiệm được lấy từ đàn gà của gia đình ông Phan Thanh Long, trú ở tổ dân phố 4, phường Ngô Mây (TP. Kon Tum) dương tính với cúm gia cầm H5N1.

Chè là một trong 6 cây trồng chủ lực nằm trong định hướng phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện Yên Thế (Bắc Giang). Những năm gần đây, huyện đã từng bước mở rộng diện tích, chú trọng xây dựng thương hiệu “chè sạch”.

Xã Xuân Phú là vùng trồng nấm rơm lớn nhất tỉnh với diện tích lên đến 40 hécta. Ngoài ra, các loại nấm ăn tươi, như: bào ngư, sò, đùi gà, kim châm cũng tăng từ 4-10 ngàn đồng/kg.

Theo tin từ Tổng cục thủy lợi, đến hết số ngày xả nước đợt 2, các hồ thủy điện phục vụ sản xuất tại các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ, diện tích có nước đổ ải trên 400.000 ha, bằng 63,34 %.