Bình Thuận Hiện Đại Hóa Tàu Cá, Nâng Cao Thu Nhập Cho Ngư Dân

Công ty tư vấn đóng tàu Việt Nhật, Tập đoàn Yanmar (Nhật Bản) phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận tổ chức hội thảo “Hiện đại hóa tàu cá, nâng cao thu nhập ngư dân và phát triển thủy sản Việt Nam bền vững”.
Hội thảo hướng đến mục tiêu đưa ra những đề án về giải pháp phát triển ngư nghiệp dựa theo phương án đánh bắt cá của Việt Nam, đồng thời giới thiệu mẫu tàu Composite FRP tiên tiến và mô hình sản xuất kinh doanh, bao tiêu sản phẩm. Tham dự hội thảo có chủ thuyền và những nhà đầu tư bao tiêu sản phẩm.
Tàu Composite FRP được chính tập đoàn Yanmar của Nhật Bản sản xuất và đã có mặt tại Việt Nam có giá khoảng 7,8 tỷ đồng, có công suất 350Cv (dài 18m, rộng 4,5m). Đây là con tàu có thiết bị hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu và thích hợp với nghề câu khơi. Phía Công ty tư vấn đóng tàu Việt Nhật cũng cho biết, con tàu này rất phù hợp cho chính sách hỗ trợ ngư dân hiện nay theo Nghị định 48 và Nghị định 67.
Ông Vũ Hoàng Quang – Giám đốc Công ty đóng tàu Việt Nhật cũng cho biết, trong 10% vốn tự có để đầu tư đóng mới tàu này, phía công ty sẽ hỗ trợ tối đa 500 triệu đồng, phần còn lại ngư dân có thể kết hợp bên bao tiêu sản phẩm cùng nhau thỏa thuận để đầu tư. Đồng thời công ty sẽ phối hợp phía ngân hàng để tiến hành thủ tục giúp ngư dân vay vốn, theo chủ trương hiện đại hóa tàu cá và phát triển thủy sản Việt Nam bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ mới bắt đầu nhen nhóm từ đầu năm 2010, nhưng mô hình nuôi cá sấu thịt đã giúp nhiều người dân xã Phú Điền, huyện Tân Phú (Long An) đổi đời…

Nghề nuôi lươn đã phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng các hộ nuôi ở An Giang cũng như miền Tây vẫn phải sử dụng con giống khai thác ngoài tự nhiên để nuôi. Từ tận dụng đất quanh nhà ở nông thôn mà nhiều hộ vốn dĩ rất nghèo cũng đã vươn lên làm giàu và những người có mức sống trung bình lại có thêm thu nhập. Điệp khúc “thả lươn vào nuôi là chết” đeo đẳng những hộ nuôi lươn khiến cho nhiều người bỏ cuộc...

Gần 20 năm trước, vùng Ðồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước, Tiền Giang vốn nổi tiếng là vùng đất "khỉ ho, cò gáy" thiếu vắng bóng người, nơi hoang tàn dành cho cỏ năn, cỏ lác. Thế nhưng, từ khi cây khóm (dứa) xuất hiện và mở rộng diện tích đã làm thay đổi diện mạo vùng đất này, giúp đời sống người dân cải thiện, nhiều hộ vươn lên làm giàu nhanh chóng.

Thức ăn cho dông rất dễ tìm kiếm, chủ yếu là cây, rau muống, rau lang, cà chua, dưa hồng, dưa gang. Đến thời điểm gần thu hoạch dông, cần bổ sung các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng.

VASEP dự báo nguyên liệu cá tra trong quý 3 sẽ thiếu hụt khoảng 30% so với nhu cầu chế biến do có nhiều diện tích nuôi cá đã giảm hoặc chậm thả nuôi lại trong sáu tháng đầu năm nay.