Bình Thuận Giám Sát Độc Tố Trên Các Loại Sò Biển

Nguyên nhân nhuyễn thể 2 mảnh vỏ bị nhiễm độc tố Lipophilic như thời gian qua là do chúng ăn phải các loài tảo độc có trong nước biển.
Chi cục Quản lý Nông lâm và Thủy sản tỉnh Bình Thuận đang tiếp tục lấy mẫu và tăng cường giám sát, theo dõi tình hình nhiễm độc của các loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ thu hoạch trên vùng biển địa phương.
Trước đó, ngày 19/10, Cơ quan Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam Bộ đã thông báo: kiểm tra 10 mẫu kiểm tra sò lông, sò điệp của tỉnh Bình Thuận có nhiễm Lipophilic - một loại độc tố gây tiêu chảy, không đạt tiêu chuẩn chế biến thực phẩm xuất khẩu vào châu Âu.
Nguyên nhân nhuyễn thể 2 mảnh vỏ bị nhiễm độc tố Lipophilic như thời gian qua là do chúng ăn phải các loài tảo độc có trong nước biển.
Từ đó đến nay, Chi cục Quản lý Nông lâm và Thủy sản Bình Thuận đã ngừng cấp giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể 2 mảnh vỏ cho các vùng thu hoạch ở Tuy Phong, Phan Thiết và Hàm Tân.
Hiện cơ quan này tiếp tục tăng cường giám sát an toàn thực phẩm vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, định kỳ hằng tuần lấy mẫu nhuyễn thể và mẫu nước biển gửi Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam Bộ kiểm tra độc tố theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi đó, thời tiết trong nước diễn biến bất thường với mùa nắng nóng kéo dài đã làm giảm thời gian xuống giống của cây bắp trong nước và ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Do đó, dự đoán năng suất cây bắp vụ xuân 2014 có thể bị sụt giảm so với những năm trước.

Hiện nay, ở vùng bán đảo Cà Mau dân nuôi tôm thẻ chân trắng gắng công chăm sóc, thoát được dịch bệnh nhưng thu hoạch bán không có lãi, vì tôm rớt giá.

Cùng với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, nắng nóng gay gắt kéo dài nhiều tháng qua khiến cho 700ha diện tích đất nông nghiệp ở huyện miền núi Sơn Hà bị hạn nặng, 500ha đất bị bỏ hoang vì thiếu nước tưới.

Chúc chỉ cho trái mỗi năm một lần vào mùa mưa với số lượng khiêm tốn, nên loại đặc sản này có giá bán cao (gấp 5-6 lần cây cùng họ là chanh), cho thu nhập hàng triệu đồng mỗi cây.

Theo ông Huỳnh Văn Bá - chủ nhiệm HTX xoài Mỹ Xương (Cao Lãnh, Đồng Tháp), với 480ha xoài mỗi năm HTX phải chi gần tỉ đồng để nhập gần 1,5 triệu bao bọc trái từ Đài Loan.