Bình Quân Một Trang Trại Ở Yên Lập Mới Đạt Doanh Thu Trên 1,5 Tỷ Đồng

Sau một thời gian phát triển, đến nay huyện Yên Lập mới có 10 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 27/2011/TT-BNN&PTNT; trong đó có 2 trang trại tổng hợp và 8 trang trại chăn nuôi. Qua khảo sát, tổng hợp, vốn đầu tư của các trang trại đến giữa năm 2014 đạt 16,72 tỷ đồng, gồm gần 9 tỷ vốn tự có và hơn 7,8 tỷ đồng vốn vay; doanh thu từ trang trại năm qua đạt 15,657 tỷ đồng, bình quân 1,56 tỷ đồng/trang trại.
Với lợi thế của một huyện miền núi, quỹ đất lâm nghiệp dồi dào, từ lâu mô hình kinh tế trang trại đã được nhiều hộ dân trên địa bàn quan tâm, phát triển. Đến nay trên địa bàn có trên 400 mô hình kinh tế trang trại, tập trung nhiều lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, VAC… song hầu hết quy mô các trang trại nhỏ, rà soát xếp loại không đạt tiêu chí theo quy định của ngành nông nghiệp và PTNT. Các trang trại đạt tiêu chuẩn tuy thời gian phát triển ngắn, nhưng tỏ ra có ưu thế vì đầu tư kỹ thuật, cơ sở vật chất tương đối khá, mỗi trang trại thu hút, giải quyết việc làm trên dưới chục lao động.
Để phát huy khả năng của mô hình kinh tế có tiềm năng, lợi thế, thời gian tới huyện khuyến khích các hộ tiếp tục đầu tư kỹ thuật, đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi, thu hút lao động tiền vốn để mở mang sản xuất, tăng thu nhập, tạo đầu tầu lôi kéo kinh tế địa phương phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Với diện tích khoảng 3ha, trồng trọt kết hợp chăn nuôi; mỗi năm anh “đút túi” hàng trăm triệu đồng, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 6 lao động địa phương.

Từ mô hình luân canh tôm - lúa, mỗi năm ông Trần Quang Hiên (Cà Mau) có thể thu lãi tiền tỷ.

Đó là ông Trần Thanh Năm (SN 1959, xóm 19, xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Ông là một trong những nông dân tiêu biểu ở địa phương.

Nhiều năm qua, người dân thôn Hòa Bình (xã Tam Hòa, huyện Núi Thành) đã chuyển dần từ vuông nước mặn nuôi tôm sang trồng rong câu chỉ vàng cho thu nhập cao.

Hiện tại, trung bình mỗi tháng ông Tươi xuất bán khoảng 4.000 con ốc giống, thu về hơn 2 triệu đồng.