Bình Phước Xuất Hiện Giống Tiêu Ghép Lạ

Hiện trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang xuất hiện giống tiêu ghép lạ có gốc ghép là tiêu rừng (tiêu trầu) hay gọi là tiêu Nam Mỹ.
Qua phản ánh của các cơ quan nghiên cứu: Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, gốc ghép trên có những hạn chế như: Chống chịu hạn kém, cây tiêu ghép sinh trưởng, phát triển đến tuổi thứ 4, thứ 5 có hiện tượng chân voi và vết ghép từ thời điểm này dễ bị tróc làm chết cây.
Giống tiêu này cũng không có nguồn gốc xuất xứ, chưa được công nhận và chưa được khảo nghiệm tại tỉnh Bình Phước.
Đến hết năm 2013, diện tích hồ tiêu của tỉnh đạt hơn 10 ngàn ha, cho sản lượng trên 25 ngàn tấn. Niên vụ 2012, 2013 và 2014, giá hồ tiêu ổn định, dao động 100-130 ngàn đồng/kg, so các mặt hàng nông sản khác thì giá tiêu lên ngôi. Chính điều này khiến nhiều nông hộ ở Bình Phước đầu tư phục hồi, tái canh và phát triển diện tích hồ tiêu hiện có của gia đình. Chi phí trồng mới 1 ha tiêu khá lớn so trồng mới các loại cây công nghiệp khác. Trong đó, giống có thể lên đến gần 70% chi phí đầu tư.
Thị trường giống tiêu hiện rất phức tạp, khó kiểm soát. Trước những hạn chế của giống tiêu ghép mới (tiêu trầu), chưa rõ nguồn gốc, để tránh thiệt hại khi phát triển và phục hồi các vườn hồ tiêu trong tỉnh theo hướng bền vững, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân chưa nên sử dụng giống tiêu ghép nói trên.
Có thể bạn quan tâm

Do tác động từ thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập vào thị trường Mỹ của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) giá tôm nguyên liệu ở ĐBSCL giảm mạnh…

Tại xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình (Bắc Ninh), mô hình chăn nuôi gà ta thịt của CCB Cát Văn Kim thôn Ngô Cương với số lượng nuôi 3 nghìn con mỗi lứa cho thu lãi 500 triệu đồng/năm. Diện tích chăn nuôi không lớn nhưng đây được xem là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và dễ áp dụng cho các hộ chăn nuôi.

Với nghề nuôi ngựa truyền thống của gia đình, anh Lực dành thêm 4 năm theo học nghề chăn nuôi thú y. Sau khi tham khảo thị trường, năm 2012 anh Lực đã vay vốn để cải tạo, mở rộng chuồng trại, mua 7 con ngựa cái về nuôi. Một năm sau, đàn ngựa cái bắt đầu sinh sản. Trung bình ngựa cái sau 11 tháng sẽ đẻ con, ngựa con nuôi trong vòng 1 năm rưỡi là có thể bán.

Nhằm đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập, giảm nghèo và vươn lên khá giả, cùng với các loại hình nuôi đa cây, con khác, việc nuôi rắn ri tượng tại hộ gia đình hiện tại được một số nông dân trong xã Việt Thắng, huyện Phú Tân (Cà Mau) thực hiện mang lại hiệu quả khá.

Ông Trần Văn Bé Năm, ấp 17, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, cho biết: “Nông dân trong ấp nhiều năm qua vẫn bỏ phí rơm sau thu hoạch. Nhiều hộ có trồng nấm rơm nhưng chỉ thu hoạch đủ phục vụ bữa ăn gia đình hoặc bán chút ít".