Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bình Phước: Những Nông Dân Trồng Tiêu Giỏi Trên Vùng Biên Giới

Bình Phước: Những Nông Dân Trồng Tiêu Giỏi Trên Vùng Biên Giới
Ngày đăng: 25/10/2013

Anh Nguyễn Đắc Khánh, Chủ tịch Hội nông dân xã Lộc Thạnh (Lộc Ninh - Bình Phước) cho biết: Ấp Thạnh Cường và Thạnh Biên hiện là vùng trọng điểm của hồ tiêu. Được giá, được mùa tiêu, nhiều nông dân ở Lộc Thạnh trở thành tỷ phú. Họ cũng là những người giàu lòng nhân ái sẻ chia với người nghèo.

Giàu lên nhờ chung thủy với hồ tiêu

Có 4.000 nọc tiêu 1-16 năm tuổi nhưng vợ chồng nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh Hoàng Xuân Tứ - Hoàng Thị Gấm, Chi hội trưởng nông dân ấp Thạnh Cường vẫn sống giản dị trong căn nhà gỗ đơn sơ, cơ ngơi của những ngày đầu lập nghiệp. Nhờ chung thủy với cây tiêu nên sau 17 năm lập nghiệp, gia đình anh Tứ đã có 3,5 ha đất. Nếu giá tiêu vẫn còn cao, mỗi năm gia đình anh sẽ trồng thêm 1.000 nọc phủ hết diện tích đất.

Năm 1996, sau chuyến tham quan miền Nam, vợ chồng anh quyết định rời huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) vào vùng biên giới Lộc Ninh lập nghiệp. Những năm đó, nơi đây vắng vẻ, cả ấp vỏn vẹn vài chục mái nhà đều chung cảnh xa xứ. Vốn quen sản xuất lúa nước nhưng khi vào lập nghiệp ở vùng đất đỏ bazan, vợ chồng anh không ngại học hỏi kinh nghiệm để chuyển đổi phương thức sản xuất. Với 1,5 ha đất pha sỏi cơm ban đầu, vợ chồng anh trồng tiêu theo phương thức cuốn chiếu, gối đầu với 3 giống chủ lực: Ấn Độ, Vĩnh Linh và tiêu Trung (tiêu sẻ).

Anh Tứ tâm sự: “Năm 1997, tôi bắt đầu trồng và trúng ngay thời hoàng kim của tiêu. Nhưng đến khi cây tiêu cho năng suất cao nhất là thời điểm giá tiêu rơi thẳng đứng chạm đáy 10 năm liền. Khó khăn nhất là hạn hán xảy ra trong mùa khô 2003-2004, lúc này giá tiêu chỉ 15-17 ngàn đồng/kg. Đa số vườn tiêu ở Lộc Ninh bị chết khô và bệnh. Tôi nghĩ: Giá xuống ắt sẽ có ngày lên vì tiêu chết, cầu sẽ lớn hơn cung nên quyết giữ hồ tiêu. Từ năm 2010 giá tiêu tăng cao ổn định, gia đình anh Tứ mỗi năm thu về tiền tỷ.

Anh Nguyễn Đắc Khánh, Chủ tịch Hội nông dân xã Lộc Thạnh cho biết, ở xã ai cũng quý tấm lòng thơm thảo của vợ chồng anh Tứ. Hiện nay, mỗi năm gia đình anh Tứ cho hộ nghèo vay không lãi 20-30 triệu đồng. Những năm gần đây, Lộc Ninh trở thành địa chỉ cung ứng giống dây tiêu và luôn trong tình trạng “cháy hàng” vì nhu cầu quá lớn, nhưng anh Tứ luôn sẵn lòng bán thiếu giống cho nhiều hộ trong ấp. Vườn tiêu gia đình anh luôn được Hội nông dân chọn là địa điểm chuyển giao kỹ thuật từ kinh nghiệm thực tiễn trồng tiêu bằng phân hữu cơ.

Nhờ hồ tiêu để nuôi con ăn học

Về thăm vườn tiêu đẹp làm mô hình điểm cho nông dân học hỏi của cựu chiến binh Vũ Xuân Thủy, ấp Thạnh Cường, anh Nguyễn Đắc Khánh cho biết: Nhờ tiêu, gia đình anh Thủy có tiền nuôi 4 con gái ăn học. Hiện nay, 3 con của anh chị đang học đại học ở TP. Hồ Chí Minh, con út học lớp 6, mỗi tháng ít nhất phải có 10 triệu đồng để gửi cho các con. Tất cả đều nhờ vào vườn tiêu.

Anh Thủy kể về “duyên nợ” với cây tiêu: “Quê ở Tiên Lãng (Hải Phòng), năm 1987, tôi ra quân. Trên đường về quê, tôi đi qua vùng đất đỏ bazan màu mỡ rộng mênh mông, người thưa đã muốn gắn bó và lập nghiệp nơi đây”.

Điều may mắn nhất đối với anh là mảnh đất định cư được “trời cho” túi nước đủ để tưới cho tiêu, cà phê ngay vào thời điểm khô hạn nhất. Từ nguồn thu nhập ít ỏi của các loại cây ngắn ngày, sau 3 năm vợ chồng anh Thủy đã trồng được 5 sào cà phê và 200 nọc tiêu. Năm 1998, giá tiêu tăng cao, 200 nọc tiêu của gia đình anh Thủy nhờ chăm sóc tốt nên thu về 60 triệu đồng. Có vốn, mỗi năm gia đình anh mở rộng diện tích, đến nay đã có 2.000 nọc. Năm 2013, anh Thủy được chọn vào thành viên Câu lạc bộ những người trồng tiêu sạch của xã Lộc Thạnh (câu lạc bộ có 30 thành viên).

Dưới tán hồ tiêu, cà phê, vợ chồng anh Thủy nuôi gà, heo, vịt để có thêm thu nhập, lấy phân bón cho hồ tiêu và trồng 0,5 ha lúa ở bàu trũng để chăn nuôi. Kinh nghiệm gần ¼ thế kỷ gắn bó với cây tiêu, anh Thủy sẵn lòng chia sẻ với bà con nông dân, kể cả những người đến mua dây giống.

Kinh nghiệm của anh Vũ Xuân Thủy trồng lại tiêu trên đất tiêu đã chết là trồng đậu phộng 2 năm. Sau đó cày đất rắc vôi lên luống khử nấm bệnh. 3 năm sau trồng tiêu lại nhưng phải phóng nọc lệch hàng với hàng tiêu cũ.


Có thể bạn quan tâm

Ương Cá Giống Thời Điểm Giao Mùa Những Điều Cần Lưu Ý Ương Cá Giống Thời Điểm Giao Mùa Những Điều Cần Lưu Ý

Những năm gần đây nuôi trồng thuỷ sản ở An Giang đạt nhiều thành tựu đáng phấn khởi. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đều tăng theo từng năm, riêng năm 2005 toàn tỉnh có 1.840 ha tăng hơn 10% so với năm trước.

17/02/2014
Khó Khăn Trong Quản Lý Tôm Giống Ở Cà Mau Khó Khăn Trong Quản Lý Tôm Giống Ở Cà Mau

Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước, với 296.551 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm quảng canh 161.932 ha, công nghiệp gần 6.000 ha, quảng canh cải tiến gần 40.000 ha, diện tích còn lại nuôi tôm kết hợp với các đối tượng khác.

17/02/2014
Mô Hình Lúa Cá Cho Lợi Nhuận Gấp Đôi Mô Hình Lúa Cá Cho Lợi Nhuận Gấp Đôi

Sau Tết Nguyên đán, nông dân xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè (Tiền Giang) rất phấn khởi vì mô hình sản xuất trồng lúa kết hợp với nuôi cá phát triển tốt, ước lợi nhuận sản xuất sẽ tăng gấp đôi so với sản xuất chỉ có cây lúa trước đây.

17/02/2014
Festival Thủy Sản Việt Nam 2014 Tổ Chức Tại Phú Yên Từ Ngày 28-3 Đến 2-4 Festival Thủy Sản Việt Nam 2014 Tổ Chức Tại Phú Yên Từ Ngày 28-3 Đến 2-4

Ngày 16-2, tại TP Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Phú Yên công bố việc đăng cai tổ chức Festival thủy sản Việt Nam 2014. Theo đó, Festival sẽ diễn ra từ ngày 28-3 đến 2-4-2014 tại tỉnh Phú Yên với chủ đề "Thủy sản Việt Nam - hội nhập và phát triển". Sự kiện nổi bật trong Festival là Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1-4-1959 - 1-4-2014) và 29 năm Ngày giải phóng tỉnh Phú Yên.

17/02/2014
Bảo Hiểm Nông Nghiệp Cho Từng Loại Cây Trồng Bảo Hiểm Nông Nghiệp Cho Từng Loại Cây Trồng

Đó là khẳng định của ông Mai Anh Tuấn, quyền Giám đốc Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ABIC), Chi nhánh Cần Thơ, tại hội nghị “Phát triển kênh phân phối kết hợp Ngân hàng - Bảo hiểm khu vực ĐBSCL” diễn ra vào ngày 1-11. Ông Tuấn nhìn nhận: Loại hình bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) đang khó triển khai tại ĐBSCL.

04/11/2013