Bình Phước Nhãn Được Mùa Nhưng Lại Rớt Giá

Người trồng nhãn ở Bình Phước đang bước vào chính vụ. Năm nay thời tiết thuận lợi nên nhãn được mùa lớn, nhưng điệp khúc được mùa mất giá khiến người trồng nhãn lao đao.
Vườn nhãn 3 ha của gia đình chị Cao Thị Thanh Thủy ở ấp 2, xã Tiến Hưng (TX. Đồng Xoài) hiện đang vào vụ thu hoạch đại trà. Chị Thủy cho biết, năm nay nhờ thời tiết thuận lợi và biết áp dụng khoa học - kỹ thuật nên 3 ha nhãn 13 năm tuổi cho năng suất cao. Dù mới thu hoạch một nửa nhưng đã được 25 tấn, nếu thu hết vườn sẽ đạt trên 50 tấn. Bình quân khoảng 16 tấn/ha, cao hơn rất nhiều so năm trước.
Anh Châu Thành Nguyên ở ấp 5, xã Tân Hưng (Đồng Phú) trồng 7 sào nhãn tiêu Huế trên 10 năm tuổi, bình quân cho thu hoạch từ 50 đến 60 kg/cây. So các năm trước, năm nay vườn nhãn của anh Nguyên năng suất tăng gần gấp đôi, đạt khoảng 12 tấn. Giá nhãn bán tại vườn hiện 9.000 đồng/kg, trừ chí phí gia đình anh thu về từ 30 đến 35 triệu đồng.
So những năm trước, mùa nhãn năm nay “bội thu”, nhưng điệp khúc được mùa mất giá lại đè nặng lên vai người trồng nhãn. Chị Bùi Thị Mỹ Trang ở đội 3, ấp 5, xã Tân Hưng có 6 sào nhãn tiêu Huế gần 15 năm tuổi trĩu quả. Nhưng do giá nhãn thấp hơn năm trước từ 4.000 đến 5.000 đồng nên sau khi trừ chi phí lời không nhiều hơn.
Theo chị Trang, nhãn đang vào mùa thu hoạch rộ nên bị thương lái ép giá. Hơn nữa nhãn không để được lâu, nếu bảo quản không tốt sau thu hoạch thì quả sẽ bị nứt và thối, không bán được.
Vì vậy, thu hoạch đến đâu bán đến đó. Trong khi, để quả nhãn đến tay người tiêu dùng phải qua rất nhiều khâu trung gian từ thương lái đến người phân phối, người bán lẻ rồi mới đến người tiêu dùng. Hiện người dân rất mong được tiếp cận kỹ thuật hiện đại, nhất là trong bảo quản nhãn sau thu hoạch để không bị thương lái ép giá.
Ông Phạm Văn Hiếu, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hưng cho biết: Trước tình trạng được mùa mất giá, chính quyền địa phương, nhất là hội nông dân đã nhiều lần mời họp các hộ trồng cây ăn trái bàn việc thành lập Tổ hợp tác cây ăn trái. Khi các nhà vườn tham gia vào tổ sẽ có nhiều thuận lợi như được cùng nhau chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm. Hội nông dân xã sẽ hướng dẫn cách áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng nhãn siêu sạch đảm bảo chất lượng.
Từ đó tiến tới xây dựng thương hiệu và tìm đầu ra ổn định cho nhãn tại các siêu thị, nhà hàng, khách sạn. Tuy nhiên, việc thành lập tổ hợp tác vẫn còn nhiều khó khăn do chưa có sự gắn kết giữa các hộ trồng cây ăn trái.
Có thể bạn quan tâm

Theo người dân, biểu hiện ban đầu của bệnh là lợn bỏ ăn, ho, tiêu chảy, vàng da và cuối cùng dẫn đến chết. Tốc độ lây lan của bệnh nhanh đến mức chóng mặt đã gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân.

Anh Lương Hữu Nghị, ngụ cùng ấp chia sẻ, trăn rất dễ nuôi, dễ chăm sóc, lại không cần diện tích nuôi lớn, mà đầu ra và giá trăn thịt tương đối ổn định.

Đồng thời, hỗ trợ 30% hóa chất sát trùng chuồng cho các hộ nông dân tham gia mô hình. Các hộ nông dân tham gia mô hình được các kỹ sư, cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, xây dựng chuồng và khu vực thả vịt hợp vệ sinh.

Trên vùng cát hoang trước đây ở xã Hải Quế, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) vốn rất khó để canh tác cây trồng, đây cũng là trăn trở lớn đối với địa phương.

Nhiều năm qua, ở huyện Sơn Hòa (Phú Yên) không xảy ra dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên gia súc. Để có địa bàn “sạch bệnh” các ngành, các cấp, người dân ở đây đã triển khai có hiệu quả nhiều biện pháp phòng bệnh.