Bình Phước Lạnh Kéo Dài Và Sương Mù Ảnh Hưởng Điều Ra Bông, Đậu Trái

Anh Nguyễn Văn Hải ở ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh (Lộc Ninh, Bình Phước) than thở: Mùa mưa năm nay kết thúc muộn và mưa dầm kéo dài nhiều ngày, khi dứt mưa chuyển qua mùa khô không xảy ra hiện tượng mưa trái mùa như những năm khác nên nông dân khấp khởi mừng là sẽ được mùa điều.
Ai ngờ thời tiết diễn biến phức tạp, lạnh kéo dài, nhiều buổi sáng có sương mù nên đến nay, hơn 90% diện tích điều ở biên giới Thạnh Biên bông bị cháy khô. Nếu như những năm trước, trước tết Nguyên đán nông dân đã có điều để lượm lai rai thì nay chưa thu được hạt nào.
Anh Ngô Văn Đức ở khu phố Tân Xuân, phường Tân Xuân (TX. Đồng Xoài) chỉ có 5 sào điều ở xã Tân Phước (Đồng Phú), ngày giáp tết bận nhiều việc nhưng cũng phải vào xịt thuốc cho điều ra bông, đậu trái. Anh Đức nói: Đa phần vườn điều ở khu vực Tân Hưng, Tân Phước, Tân Lợi (Đồng Phú) đều. Không bung bông để đậu trái. Vườn điều của anh Ngô Văn Cư ở Tân Hưng với diện tích 1,5 ha có trái sớm hơn nhưng 2 ngày chỉ lượm được 12kg, bằng 50% so với năm trước.
Kỹ sư Lê Thúc Long, Trưởng phòng Bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt - bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho biết: Qua khảo sát ban đầu ở khu vực Đồng Phú, biên giới Lộc Ninh, Bù Đốp thì điều chịu tác động lớn của thời tiết lạnh kéo dài và nhiều nơi có sương mù làm bông đợt đầu bị héo hoặc sương không thể bung bông. Nông dân cần phun xịt hoạt chất như antonic để điều ra bông và khi có bông thì phun thuốc hỗ trợ để đậu trái, trái nhanh lớn.
Ngày 10-2, giá điều thô tươi ở các xã Đắk Ơ, Phú Nghĩa, Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập) bán tại vườn là 28 ngàn đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg so với giá đầu mùa. Ở Đồng Phú là 26 ngàn đồng/kg, giảm 4.000 đồng/kg so với đầu mùa. Nông dân hy vọng giá điều cả vụ năm nay bình quân 25-26 ngàn đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Công Thương Kiên Giang, liên tục trong hơn hai tháng qua, giá lúa và tôm sú nguyên liệu trên địa bàn luôn ở mức khá cao có lợi cho nông dân mà còn kích thích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản phát triển.

Leo lên đồng mang theo bao loài tôm cá nước ngọt còn bé tí, thường được gọi là cá non, chúng sẽ lớn lên nhanh chóng nhờ thức ăn tự nhiên. Nào là các lóc, cá trê, cá chạch, cá chèn, cá rô, cá he, cá mè vinh, cá éc, cá mề hôi, cá linh, tôm, cua, ốc…

Hàng năm, các cơ sở này sản xuất từ 20 - 22 tỷ con tôm pots giống cung ứng cho thị trường, đáp ứng khoảng 60 - 70% nhu cầu con giống trong tỉnh. Lượng giống sản xuất không chỉ cung ứng trong tỉnh mà còn được các cơ sở xuất bán ở một số tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Đồng thời, một số cơ sở cũng nhập tôm giống ở các tỉnh miền Trung về bán.

Đó là ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh, 51 tuổi, ở phường Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau). Người địa phương nói vô vuông cá chình nhà ông Bảy Ánh chỉ có 500m, nhưng chúng tôi phải dò dẫm trên “con đê” trơn nhớt mất gần cả tiếng đồng hồ mới tới nhà ông.

Trên 10 km đê tả sông Hồng chạy qua địa bàn, trên 600 ha đất bãi… đây là những điều kiện thuận lợi để huyện Kim Động (Hưng Yên) đẩy mạnh khai thác tiềm năng chăn nuôi đại gia súc ở các xã ven đê.