Bình Phước chặt trên 700 ha cao su

Theo Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh, từ cuối năm 2014 đến nay đã có trên 700 ha cao su tiểu điền đã bị nông dân địa phương chặt bỏ để chuyển đổi sang trồng hồ tiêu, cây điều và các loại cây trồng khác.
Nguyên nhân là do giá cao su xuống thấp trong khi chi phí đầu vào (phân bón, thuốc BVTV, công lao động...) luôn cao nên ít có lãi, chưa kể nhiều diện tích cao su được trồng trên những vùng đất không thích hợp nên hiệu quả kinh tế kém.
Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh cũng khuyến cáo nông dân không nên đổ xô chặt bỏ các vườn cây cao su mà nên tập trung tái canh ở các vườn cây hết tuổi khai thác hoặc rút ngắn vườn cây gần hết tuổi khai thác bằng giống mới năng suất và chất lượng cao.
Riêng những diện tích cao su trên các vùng đất không phù hợp (khoảng 2.600ha) thì cần mạnh dạn chuyển đổi sang trồng những cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng anh Lương Văn Luyên (1972) và chị Lang Thị Hà (1970) tại bản Kẹ Lè, xã Châu Hội là những người đầu tiên áp dụng công nghệ nuôi lợn sạch bằng phương pháp ủ men vi sinh nền đệm lót sinh học ở Qùy Châu. Đây là phương pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh có thể xảy ra cho người và vật nuôi.

“Gần 20 năm trong nghề nuôi trồng thuỷ sản, cái nghề như “đánh bạc” với trời này tôi đã từng có giai đoạn mất trắng, phải bán cả nhà cả cửa” - đó là tâm sự của ông Lương Thanh Phương, chủ trại giống Hải Hoà, phường Hải Hoà (TP Móng Cái, Quảng Ninh), Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Phương Thanh.

Nhằm thực hiện Dự án nuôi thử nghiệm bò lai chất lượng cao, sáng 19/7, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) tổ chức thu mua hơn 60 con bê giống của bà con nhân dân trên địa bàn 3 huyện: Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân.

Dự án sản xuất, cung cấp giống bào ngư tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, đang triển khai có hiệu quả góp phần bảo tồn, tái tạo và phục hồi nguồn lợi bào ngư, duy trì ổn định hệ sinh thái tại Bạch Long Vĩ nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

Trong những năm gần đây bà con nông dân huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) đã mạnh dạn đầu tư, cải tạo ao đầm phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp, nhiều hộ nông dân đã có thu nhập cao từ việc nuôi trồng này.