Bình Phước chặt trên 700 ha cao su

Theo Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh, từ cuối năm 2014 đến nay đã có trên 700 ha cao su tiểu điền đã bị nông dân địa phương chặt bỏ để chuyển đổi sang trồng hồ tiêu, cây điều và các loại cây trồng khác.
Nguyên nhân là do giá cao su xuống thấp trong khi chi phí đầu vào (phân bón, thuốc BVTV, công lao động...) luôn cao nên ít có lãi, chưa kể nhiều diện tích cao su được trồng trên những vùng đất không thích hợp nên hiệu quả kinh tế kém.
Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh cũng khuyến cáo nông dân không nên đổ xô chặt bỏ các vườn cây cao su mà nên tập trung tái canh ở các vườn cây hết tuổi khai thác hoặc rút ngắn vườn cây gần hết tuổi khai thác bằng giống mới năng suất và chất lượng cao.
Riêng những diện tích cao su trên các vùng đất không phù hợp (khoảng 2.600ha) thì cần mạnh dạn chuyển đổi sang trồng những cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2004, với sự hỗ trợ quốc tế, cây ca cao được khởi động ở Việt Nam với các bước khá căn cơ, quy hoạch đến 2020 là 50.000ha. Hiện nay con số này khoảng 25.000ha, tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên, chủ yếu trồng xen vào vườn dừa, điều, cà phê, cây ăn trái... 10.000ha trong số này đã thu hoạch, với 5.000 tấn hạt. Theo dự báo, nhu cầu sử dụng hạt ca cao trên thế giới đang tăng, đặc biệt là vùng Trung Đông, Brazil, Nga, Ukraine, Trung Quốc trong khi sản lượng toàn cầu không tăng nhiều. Nhưng ca cao có số phận khá long đong so với cây trồng khác.

Mô hình trồng xoài Đài Loan của nông dân xã Mỹ Hiệp (Chợ Mới - An Giang) mang lại nguồn thu nhập khá cao. Là một trong những hộ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc trồng xoài Đài Loan, chị Nguyễn Ngọc Huyền khoe: “Cứ một héc- ta trồng xoài Đài Loan thu lãi gần 20 triệu đồng”.

Từ nhiều năm trở lại đây, vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông, Gia Lai) đã trở thành “miền đất hứa” của cánh nhà nông trồng dưa hấu. Có năm lãi lớn, không ít hộ kiếm được cả trăm triệu đồng trong vòng vài tháng. Thế nhưng 2 năm trở lại đây, giá dưa liên tục thấp đã khiến người dân lỗ nặng.

Anh Phạm Thanh Hợp, cán bộ khuyến nông xã Phong Niên (Bảo Thắng - Lào Cai) chỉ cho chúng tôi những cây nhãn ghép gần một năm trước đây đang vươn những cành mới khỏe mạnh. Anh hồ hởi: “Đợt ghép nhãn thứ 2 trên địa bàn xã vừa hoàn thành với hơn 1.000 cây, người dân đã hiểu và tin tưởng hơn vào khoa học, kỹ thuật tân tiến để phục hóa vườn tạp”.

Năm 2013, diện tích cây ăn trái toàn huyện là 5.300ha, sản lượng cả năm đạt trên 80.000 tấn. Chiếm diện tích lớn vẫn là các sản phẩm chủ lực như: xoài, chanh, nhãn...