Bình Mỹ (An Giang) Hội Thảo Mô Hình Trồng Bắp Thu Trái Non Kết Hợp Nuôi Bò

Sáng ngày 4/2/2015, Trạm khuyến nông huyện Châu Phú tổ chức hội thảo mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp nuôi bò tại hộ anh Nguyễn Hoàng Mỹ, ấp Bình Hưng 2 xã Bình Mỹ (Châu Phú - An Giang). Buổi hội thảo có đại diện công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang, các ngành chuyên môn của huyện và hơn 40 bà con nông dân trong huyện đến dự.
Tại buổi hội thảo, bà con nông dân được nghe anh Trần Hoàng Mỹ, hiện đang canh tác 2,6 công bắp thu trái non báo cáo quy trình canh tác và hiệu quả hiệu quả kinh tế của mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp nuôi bò. Theo đó, hiệu quả đánh giá trên đất trồng thử nghiệm của anh Mỹ cho thấy, sau 55 – 60 ngày gieo trồng, 01 công đất trồng bắp thu trái non cho lợi nhuận 1 triệu 671 nghìn đồng, được công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang bao tiêu sản phẩm với giá loại I là 14.000 đồng/kg, loại II là 8.000 đồng/kg. Ngoài ra, quan trọng là anh còn tận dụng thân cây bắp để chăn nuôi bò, đây là nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.
Mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò là mô hình thực hiện theo chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuyển đổi, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân một cách bền vững. Hiện vụ Đông – Xuân này, nông dân xã Bình Mỹ đã xuống giống được 8,6 công bắp thu trái non.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi chưa lấy ý kiến đầy đủ từ người dân, doanh nghiệp đã nạo vét kênh tiêu giải thủy với độ sâu quá mức, làm ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích đất canh tác và bảo vệ môi trường vùng cát.

Tin từ UBND huyện Nam Giang cho biết, trong 5 năm (2011 - 2015), địa phương đã huy động thực hiện đầu tư xây dựng nông thôn mới đạt gần 26 tỷ đồng (trong đó, có hơn một nửa từ nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp chương trình nông thôn mới của Trung ương).

Hôm qua 12.11, đồng chí Nguyễn Ngọc Quang - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng thường trực HĐND tỉnh có cuộc làm việc với Sở NN&PTNT về kết quả thực hiện 3 nghị quyết của HĐND tỉnh, gồm: cơ chế đầu tư cấp nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn;
Không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho đồng bào bản địa, mô hình nuôi cá lồng bè tại lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My) còn giúp địa phương giải quyết được tình trạng lao động việc làm cho các hộ dân miền núi.

Những năm gần đây, Quảng Nam tập trung khuyến khích, tạo điều kiện để người dân phát triển kinh tế trang trại, gia trại, đưa cây con giống mới vào sản xuất nâng cao thu nhập và giải quyết bài toán chuyển dịch cơ cấu lao động.