Bình Dương xử phạt 2 cơ sở sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Kết quả kiểm tra vừa được Chi cục Thú y công bố cho thấy, với 70 mẫu nước tiểu và thức ăn được lấy tại 36 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, lực lượng chức năng đã phát hiện 2 mẫu dương tính với chất Salbutamol thuộc nhóm Beta- Aginist tại 2 cơ sở chăn nuôi thuộc phường Thái Hòa, TX.Tân Uyên và phường Tân An, TP.Thủ Dầu Một.
Chi cục Thú y đã tiến hành lập hồ sơ, thủ tục xử phạt mỗi cơ cở 5 triệu đồng theo quy định hiện hành; yêu cầu chủ cơ sở không được sử dụng chất cấm trộn vào thức ăn, nước uống và không được xuất bán heo cho đến khi có kết quả xét nghiệm âm tính.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Ninh Thuận là trung tâm sản xuất giống thủy sản của cả nước, tuy nhiên, hầu hết các trại giống chủ yếu ươm tôm giống, trong khi nhu cầu cua giống cao nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ. Lâu nay, con giống phục vụ nuôi cua thương phẩm chủ yếu khai thác từ tự nhiên nên ảnh hưởng đến khả năng phát triển mở rộng.

Lợn rừng nuôi trên cát phèn, điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng của vùng biển. Nghe có vẻ trái khoáy nhưng đây là mô hình đang phát huy hiệu quả trên địa bàn thôn Thâm Khê, xã vùng biển Hải Khê, huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Ông Trương Văn Cần, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Mô hình kinh tế trang trại này đang được nhân rộng trên địa bàn trong thời gian tới”.

Sau lũ, những “vựa sắn” trong thời kỳ thu hoạch của người dân vùng trũng thấp Bắc Trà My (Quảng Nam) bị úng thối, gây thiệt hại đáng kể giá trị sản phẩm.

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, bà con nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã cấy lấp hơn 24.500 ha, đạt trên 95% kế hoạch năm. Trong đó, lúa cấy trên 20.000 ha, còn lại là lúa sạ, tập trung ở các xã: Thới Bình, Biển Bạch Đông, Biển Bạch và Hồ Thị Kỷ.

Dù mới "bén duyên" với vùng đất đồi gò tại Hà Nội được một thời gian ngắn, song với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 309 triệu đồng/ha, cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang phát huy lợi thế trên vùng đất đồi gò, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.