Bình Định Xuất Khẩu Cá Ngừ Đại Dương Sang Nhật

Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (Bidifisco) và Công ty Kato Hitoshi General Office Co,. Ltd (Kato Office) Nhật Bản đã ký kết hợp đồng xuất khẩu cá ngừ đại dương sang Nhật.
Việc ký kết diễn ra chiều qua (5-8), tại TP Quy Nhơn, Bình Định.
Theo đó, Kato Office là đại diện của Bidifisco tại Nhật để đưa cá ngừ đại dương vào bán tại những trung tâm bán đấu giá và chuỗi cửa hàng hải sản thuộc các đối tác của Kato Office ở Nhật. Dự kiến ngày 6-8, Bidifisco sẽ xuất khẩu chuyến hàng cá ngừ đầu tiên sang Nhật theo đường hàng không.
Trước đó, Bidifisco đã ký kết hợp đồng mua sản phẩm với năm tàu thực hiện thí điểm mô hình đánh bắt cá ngừ đại dương theo công nghệ mới do Nhật Bản chuyển giao. Theo đó, ngư dân bán sản phẩm cho Bidifisco, toàn bộ sản phẩm này sẽ được xuất sang Nhật thông qua Kato Office.
Từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8-2014, các tàu này đã đánh bắt được 54 con cá ngừ đại dương, trọng lượng trung bình 40-50kg/con.
Có thể bạn quan tâm

Do tác động từ thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập vào thị trường Mỹ của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) giá tôm nguyên liệu ở ĐBSCL giảm mạnh…

Tại xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình (Bắc Ninh), mô hình chăn nuôi gà ta thịt của CCB Cát Văn Kim thôn Ngô Cương với số lượng nuôi 3 nghìn con mỗi lứa cho thu lãi 500 triệu đồng/năm. Diện tích chăn nuôi không lớn nhưng đây được xem là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và dễ áp dụng cho các hộ chăn nuôi.

Với nghề nuôi ngựa truyền thống của gia đình, anh Lực dành thêm 4 năm theo học nghề chăn nuôi thú y. Sau khi tham khảo thị trường, năm 2012 anh Lực đã vay vốn để cải tạo, mở rộng chuồng trại, mua 7 con ngựa cái về nuôi. Một năm sau, đàn ngựa cái bắt đầu sinh sản. Trung bình ngựa cái sau 11 tháng sẽ đẻ con, ngựa con nuôi trong vòng 1 năm rưỡi là có thể bán.

Nhằm đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập, giảm nghèo và vươn lên khá giả, cùng với các loại hình nuôi đa cây, con khác, việc nuôi rắn ri tượng tại hộ gia đình hiện tại được một số nông dân trong xã Việt Thắng, huyện Phú Tân (Cà Mau) thực hiện mang lại hiệu quả khá.

Ông Trần Văn Bé Năm, ấp 17, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, cho biết: “Nông dân trong ấp nhiều năm qua vẫn bỏ phí rơm sau thu hoạch. Nhiều hộ có trồng nấm rơm nhưng chỉ thu hoạch đủ phục vụ bữa ăn gia đình hoặc bán chút ít".