Bình Định Xây Dựng Mô Hình Liên Kết Sản Xuất Đậu Phụng Theo Chuỗi

Thông tin từ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Định: Trung tâm đang phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Phù Cát triển khai mô hình liên kết sản xuất đậu phụng theo chuỗi sử dụng chế phẩm sinh học, diện tích 50 ha tại các xã: Cát Hiệp (20 ha), Cát Tài (21,5 ha) và Cát Trinh (8,5 ha) trong vụ sản xuất Đông Xuân năm 2014 - 2015.
Có 245 nông dân tham gia mô hình được Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí về giống (nông dân sử dụng giống đậu phụng L14 do Việt Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam tuyển chọn) và 100% chế phẩm sinh học.
Hiện Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật đầu tư, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho các nông hộ tham gia mô hình. Thời điểm đậu phụng đến kỳ thu hoạch, Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm (tỉnh Đăk Nông) sẽ hướng dẫn nông dân kỹ thuật thu hoạch và thu mua sản phẩm cho nông dân theo giá thị trường tại thời điểm.
Có thể bạn quan tâm

Mất cân đối ngân sách, buộc phải cho thôi việc lao động hợp đồng (LĐHĐ), không có kinh phí mua trang thiết bị y tế, người dân chưa hưởng lợi… Đó là nhận định của lãnh đạo ngành thú y các tỉnh, thành vùng ĐBSCL về việc thực hiện Thông tư 113 của Bộ Tài chính.

Tỉnh Lâm Đồng đang tiến hành tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo phấn đấu hoàn thành kế hoạch trồng rừng thay thế năm 2015 đối với diện tích trồng rừng thay thế các dự án thủy điện đã đưa vào vận hành theo quy định...

Dân Việt đã có loạt bài phản ánh tình trạng miền Tây lao đao bởi mùa lũ cạn. Vậy nguyên nhân vì đâu các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại “khát lũ”? Phóng viên Dân Việt đã ghi nhận ý kiến của một số nhà khoa học.

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, đến thời điểm này, hầu hết nông dân được hỏi đều rất mù mờ với thông tin về TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương). Và theo đó, áp lực hội nhập với họ rất gay gắt.