Bình Định Xây Dựng Mô Hình Liên Kết Sản Xuất Đậu Phụng Theo Chuỗi

Thông tin từ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Định: Trung tâm đang phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Phù Cát triển khai mô hình liên kết sản xuất đậu phụng theo chuỗi sử dụng chế phẩm sinh học, diện tích 50 ha tại các xã: Cát Hiệp (20 ha), Cát Tài (21,5 ha) và Cát Trinh (8,5 ha) trong vụ sản xuất Đông Xuân năm 2014 - 2015.
Có 245 nông dân tham gia mô hình được Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí về giống (nông dân sử dụng giống đậu phụng L14 do Việt Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam tuyển chọn) và 100% chế phẩm sinh học.
Hiện Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật đầu tư, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho các nông hộ tham gia mô hình. Thời điểm đậu phụng đến kỳ thu hoạch, Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm (tỉnh Đăk Nông) sẽ hướng dẫn nông dân kỹ thuật thu hoạch và thu mua sản phẩm cho nông dân theo giá thị trường tại thời điểm.
Có thể bạn quan tâm

Để giúp nhà vườn ở khu vực ĐBSCL kịp thời phòng, chống dịch hại trên cây ăn trái, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) vừa phối hợp Sở NNPTNT Tiền Giang tổ chức hội nghị chuyên đề “Một số giải pháp phòng trị bệnh hại trên cây ăn trái vùng ĐBSCL”.

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Úc, trong tháng 8.2015, Việt Nam có 1 trường hợp vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Úc.

Bạn đọc Nguyễn Văn Tài (Nghệ An) hỏi: Đề nghị cho biết Nhà nước có chính sách hỗ trợ thế nào đối với dịch vụ hậu cần khai thác xa bờ?

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 267 của tỉnh phê duyệt Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của Điện Biên đã giảm khá nhanh, còn 31% (năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo là 50%, cao nhất nước).

Hiện nay, nhiều hộ nông dân ở tỉnh Đăk Nông đang đổ xô trồng hồ tiêu, bất chấp khuyến cáo của chính quyền địa phương về những hệ lụy của tình trạng trồng cây tự phát này. Họ chặt phá hàng nghìn ha cây trồng khác như cao su, điều, cà phê...